Phương thức xâm nhập thị trường quốc tế của FPT

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing quốc tế FPT Software (Trang 31 - 33)

III. Đánh giá thực trạng chiến lược marketing quốc tế của FPT software

3. Phương thức xâm nhập thị trường quốc tế của FPT

Điểm chung là bắt đầu xâm nhập các thị trường bằng phương thức xuất khẩu, liên doanh hay nhóm hợp đồng. Sau một thời gian sẽ tiến hành xâm nhập bằng phương thức nhóm chi nhánh sở hữu công ty.

Dựa vào các mức độ tham gia, rủi ro, kinh nghiệm, vốn đầu tư, nỗ lực, thời gian, lợi nhuận từ thấp đến cao mà FPT Software có các phương thức xâm nhập khác nhau trên các thị trường quốc tế khác nhau. Đối với thị trường trong nước, FPT Software được cho là một thương hiệu mạnh uy tín. Do đó mà các đối thủ ở trong nước thường không gây ảnh hưởng nhiều đến công ty nhưng khi vươn ra thị trường Quốc tế thì đối thủ cạnh tranh lại là một thách thức rất lớn đối với công ty. Bởi so với Quốc tế thì trình độ chuyên môn, năng lực cạnh tranh của công ty còn kém. Hơn nữa kinh nghiệm thương trường Quốc tế mà công ty có được lại chưa nhiều trong khi đó trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn lớn mạnh có trình độ chuyên môn cao, họ đã có thương hiệu và uy tín mạnh trên thị trường Quốc tế. Do đó mà công ty khó có thể cạnh tranh được với những tập đoàn này. Công ty muốn tồn tại và phát triển trên thị trường Quốc tế phải biết khai thác những cơ hội của mình và tận dụng những thị trường còn bỏ ngỏ, thâm nhập và khai thác những thị trường mục tiêu.

Năm 1998, chuyến đi đến Bangalore (Ấn Độ), một đất nước nghèo nhưng hé lộ sẽ là một cường quốc CNTT trong thế kỷ XXI đã thổi bùng khát vọng xuất khẩu phần mềm của những người đứng đầu FPT. Ngay sau đó, Lãnh đạo DN này đã đi đến quyết định thực hiện chiến lược toàn cầu hóa với trọng tâm là xuất khẩu phần mềm, bắt đầu là thị trường Nhật Bản, Mỹ, rồi đến các nước châu Âu, Nam Á...

Thị trường Nhật Bản là thị trường nước ngoài đầu tiên đem đến sự khởi sắc trong các hoạt động xâm nhập thị trường quốc tế của FPT software sau khi dự định tiến vào thị trường Mỹ nhưng đã vấp ngay phải cuộc khủng hoảng dotcom tại thung lũng Silicon khiến ban lãnh đạo phải chuyển hướng. Các thị trường như Nhật Bản, Singapore, Myanmar và khối các nước đang phát triển tuy quy mô thị trường không quá lớn nhưng đổi lại tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Thị trường Nhật đã tới hạn, triển vọng để tăng trưởng thêm là không nhiều. Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản đang muốn thực hiện chiến lược Trung Quốc + 1 (China plus 1) để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, và trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, Việt Nam đang là ứng cử viên số một. Hiện nay, tất cả các công ty lớn như Hitachi, Fujitsu đều đang thực hiện hoạt động thuê ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra sự tương đồng về văn hóa thêm vào đó là các rào cản bảo hộ mậu dịch cũng như sự tạo điều kiện để hợp tác quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản cũng khiến FPT chuyển hướng để thâm nhập dần vào các quốc gia này bằng các bản hợp đồng. Điều này giúp FPT giảm bớt vốn và các nguồn lực đầu tư khác, dàn trải rủi ro và tiềm năng thu hồi lớn, quyền kiểm soát cao hơn. Các khả năng tiếp cận trình độ kinh nghiệm và kỹ năng cũng tặng. Phương thức xâm nhập này cũng giúp FPT có các mối liên kết và tiếp xúc các tài sản của địa phương hướng tới, phối hợp được các kỹ năng và nguồn lực của đối tác.

Mặc dù có lợi thế về giá thấp hơn 30% so với Trung Quốc, sự gần gũi về văn hóa và tính cách, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng làm việc trực tiếp trong các dự án bằng tiếng Nhật của FPT còn kém. Đối với các dự án sử dụng tiếng Anh thì lại thua so với Ấn Độ về trình độ Tiếng Anh, trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý dự án và kinh nghiệm làm các dự án với quy mô lớn. Vậy nên sử dụng phương thức xâm nhập này cho thấy nhiều tiềm năng tiêu thụ hơn, lợi nhuận cao do bán hàng, và có thể kiểm soát được sản phẩm và giá

Ngay cả ở thị trường Mỹ, FPT là một trong số ít công ty CNTT của Việt Nam tạo được dấu ấn. Thành lập năm 2008, đến nay FPT có 7 văn phòng tại các thành phố lớn của Mỹ, gồm Texas, New York, Seattle, Chicago, Los Angeles, Dallas và Sunnyvale. Việc bắt đầu một doanh nghiệp ở Mỹ tương đối dễ dàng vì những quy định rất đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng ký kinh doanh tuy nhiên tại thị trường mang tầm đẳng cấp về công nghệ thì FPT chỉ như “chú cá con” bơi ngoài biển rộng. Vậy nên FPT Software lựa chọn phương thức xuất khẩu hoặc liên doanh để hạn chế rủi ro, vẫn thu được lợi nhuận và phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp từ đó làm điểm tựa để

tiếp tục thực hiện chiến lược xâm nhập tiếp theo: thành lập chi nhánh sở hữu của công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing quốc tế FPT Software (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w