Những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 70)

Thứ nhất, TP. Hồ Chí Minh cần có nhãn quan nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ những lợi thế cũng như khó khăn của địa phương mình để đề ra được chủ trương, biện pháp, chính sách đúng đắn, kịp thời để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI thúc đẩy CDCCKT, tập trung định hướng vào các ngành, lĩnh vực kinh tế hiện đại, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Khi TP đã đề ra chủ trương, biện pháp, chính sách phải được quán triệt thông suốt, thực hiện đầy đủ từ cấp TP xuống đến cấp cơ sở, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành công của các chính sách thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế.

Thứ hai, các chủ trương, định hướng lớn phải được nhanh chóng cụ thể hóa thành các kế hoạch thực hiện, các biện pháp chính sách một cách đồng

bộ. Các biện pháp chính sách về khuyến khích thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế phải rõ ràng, rành mạch, cụ thể, chú ý điều kiện cụ thể ở địa phương và phù hợp với pháp luật. Cơ chế chính sách phải đồng bộ, thể hiện tính khuyến khích và tính cạnh tranh cao, phải tôn trọng quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập; đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị cũng như người thực hiện trong thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, điều hành của TP phải thống nhất, có nề nếp, kỷ cương, tạo được niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Phải luôn lắng nghe, hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Thứ tư, TP cần phải xây dựng được bộ máy, đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu về kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời phải có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch, tận tụy với công việc để tham mưu đúng đắn, kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các chính sách về thu hút FDI thúc đẩy CDCCKT. Có thể khẳng định, cán bộ là cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư nước ngoài với TP, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại trong thu hút đầu tư FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về CDCC ngành kinh tế và FDI, luận án đã xây dựng được khung nghiên cứu của FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế bao gồm: khái niệm FDI; khái niệm thu hút FDI; khái niệm CDCC ngành kinh tế; khái niệm FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế, tiêu chí đánh giá mức độ FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế. Khung nghiên cứu này chính là cơ sở để luận án phân tích thực trạng tác động của FDI tới CDCC ngành kinh tế tại TP.HCM trong chương 3 tiếp theo. Bên cạnh đó, chương 2 của luận án cũng đã nêu một số kinh nghiệm FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của một số tỉnh, thành phố từ đó rút ra một số bài học cho TP.HCM. Đây cũng sẽ là các căn cứ để luận án đề xuất các giải pháp thu hút FDI nhằm thúc đẩy CDCC ngành kinh tế ở TP.HCM trong chương 4.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 3.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM có một vị trí địa lý đặc biệt, rất thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. TP nằm ở tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các Thành phố trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Hiện nay, TP.HCM là TP trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt cùng với thủ đô Hà Nội.

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải khó khăn, với sự chủ động, năng động, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, TP đã nỗ lực từng bước vượt qua thách thức, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, trong năm 2019, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn TP đạt 1.434.538 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước đó. GDP bình quân đầu người đạt 8500 USD/người (vượt kế hoạch đề ra là 4.000 USD/người; phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người/năm vào năm 2021 khoảng 9.000 USD). Như vậy, so với mức tăng trưởng của cả nước trong giai đoạn 2016-2021, GDP của TP tăng gấp 1,7 lần. Trước tình hình thực tế hiện nay, TP.HCM dự kiến, năm 2021, tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn tăng 9,5% - 10%, vẫn tiếp tục duy trì mức tăng gấp 1,7 lần so cả nước.

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định 6 chương trình đột phá để kinh tế TP tăng trưởng theo chiều sâu và Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và thống nhất: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Trong 2020: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19 - 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,74% - 0,78%. Mục tiêu đến năm 2025: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,29% - 61,10%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 38,29% - 41,05% và khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,61% - 0,66% (Hình 3.1 và 3.2).

Hình 3.1: Biểu đồ CDCC ngành kinh tế TPHCM năm 2020

Hình 3.2: Biểu đồ CDCC ngành kinh tế TPHCM mục tiêu đến năm 2025

Nhìn lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP.HCM, có thể thấy một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế

Trong giai đoạn 2012 – 2020, cơ cấu kinh tế của TP.HCM đã chuyển dịch tích cực theo hướng, giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã và đang đi đúng hướng theo định hướng của Chính phủ và của UBND TP.HCM và sẽ là bước đệm để TP từng bước trở thành trung

tâm thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo của khu vực.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng: năm 2012, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57,8% đến năm 2020 tăng lên 60,07%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ 41,17% (năm 2012) xuống 39,19% (năm 2020) và tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 1,03% (năm 2012) xuống 0,74% (năm 2019); Chuyển dịch cơ cấu nội ngành rõ rệt, tăng dần các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nông nghiệp đô thị (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2020 (tính theo giá thực tế)

Năm

Tổng số Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) 2012 576.225 100,00 5.946 1,03 237.228 41,17 333.051 57,80 2013 658.898 100,00 7.140 1,08 265.369 40,27 386.389 58,65 2014 764.561 100,00 7.769 1,02 310.640 40,63 446.152 58,35 2015 852.523 100,00 8.778 1,00 335.571 39,40 508.174 59,60 2016 957.358 100,00 9.502 0,99 378.795 39,57 569.061 59,44 2017 1.023.92 100,00 8.588 0,84 401.993 39,26 613.331 59,9 2018 1.300.00 100,00 10.400 0,8 509.600 39,2 780.000 60,0 2019 1.347.36 100,00 9.433 0,7 513.347 38,1 824.589 61,2 2020 1,372,27 100,00 10.154 0,74 537.794 39,19 824.324 60,07

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh các năm 2012 – 2020

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế

Cho đến nay về cơ bản, cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM có thể được xem là một nền kinh tế phi nông nghiệp, bởi vì tỷ trọng giá trị của khu vực nông lâm thủy sản chiếm chưa đầy 1% giá trị của 3 khu vực kinh tế chủ yếu; Khu vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng khoảng từ 39 - 42% và khu vực dịch vụ giao động trong khoảng từ 55 - 60%. Đây là xu thế phù hợp với định hướng và sự phát triển của TP hiện nay. Quá trình trình đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP được đánh dấu bằng những nỗ lực của Đảng bộ TP qua các kỳ đại hội với chủ trương xây dựng khu chế xuất - khu công nghiệp và chính sách di dời các doanh nghiệp ra khỏi các khu dân cư cũ gắn với việc hỗ trợ đổi mới công nghệ thiết bị khi di dời. Hiện nay, hầu hết ngành công nghiệp của TP.HCM được xây dựng trong các khu công nghiệp và khu chế xuất.

Nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng

Trước năm 2000, ngành công nghiệp và xây dựng của TP.HCM chủ yếu phát triển tự phát theo chiều ngang, vai trò tác động định hướng điều tiết của Nhà nước chưa nhiều. Nhưng từ năm 2001 đến nay, bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ VII, đã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh và dựa trên quan hệ phân bố lực lượng sản xuất của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đã định hướng phát triển 4 nhóm chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp là: (i) Cơ khí chế tạo; (ii) Điện tử - viễn thông - tin học; (iii) Công nghiệp hóa chất và dược phẩm; (iv) Chế biến lương thực thực phẩm giá trị tăng cao.

Một trong những điểm đáng lưu ý trong chính sách CDCCKT của TP với nhóm ngành công nghiệp là định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng nhóm ngành Công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Bằng chứng cho thấy tại nhóm ngành Hóa chất - Cao su - Nhựa, có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 17,8% (năm 2012) xuống còn 5,8% (năm 2020). Riêng ngành chế biến nguyên liệu lương thực thực phẩm thì có xu hướng tăng trưởng giảm dần từ 12,2% (năm 2012) xuống còn 8,1 % (năm 2020) (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: So sánh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020 (%).

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 4 ngành CN trọng yếu Ngành cơ khí 22,1 19,6 6,1 8,9 3,4 6,2 6,1 5,9 5,7 Ngành điện tử - công nghệ thông tin 73,1 20,2 12,8 6,9 15,8 15,9 16,2 17,1 16,9 Ngành hóa chất - cao su - nhựa 17,8 19 6,2 0,1 12,7 6,1 5,8 5,2 5,8 Ngành chế biến lương thực thực phẩm 12,2 11,3 13,3 21,9 11,7 6,7 7,0 8,3 8,1

2 ngành công nghiệp truyền thống

Dệt may 16,2 16,4 8,6 18,6 4,2 3,5 4,1 4,8 5,1 Giày da 16,3 19,3 6,0 1,0 10,2 7,1 7,7 8,1 6,3

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

Với 2 ngành công nghiệp truyền thống là ngành giày da và dệt may: Mặc dù trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, nhưng các ngành hàng sản xuất truyền thống như may mặc, giày da vẫn duy trì mức tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ tốt. Mặc dù giảm tỷ trọng trong kết cấu kinh tế, nhưng giá trị tuyệt đối của hai ngành này vẫn tiếp tục gia tăng. Ngoại trừ các cơ sở của hộ gia đình, TP.HCM có trên 5.400 doanh nghiệp dệt & may (bao gồm cả sản xuất và thương mại), với tổng số lao động trên 306.000 công nhân. Sản lượng của ngành may mặc sản xuất chiếm trên 37% tổng sản lượng toàn quốc. Bên cạnh thuận lợi về sản xuất, các doanh nghiệp ngành dệt may và giày da cũng tận dụng được các chương trình, chính sách hỗ trợ của TP để phát triển thị trường tiêu thụ, nhất là thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ công tác điều tra khảo sát thị trường, phát triển mạng lưới phân phối,... Các doanh nghiệp của TP đã chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng vào sản

xuất. Thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển dịch sang công nghiệp thiết kế, tạo mẫu và công nghiệp thời trang, nhiều thương hiệu của TP đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu biểu như: Phong Phú, Phước Long, Việt Tiến, Việt Thắng, Việt Thy, Thái Tuấn, An Phước, Sài Gòn 2, Legamex, Vina giày, Bitis, Bitas,...

Nhóm ngành Dịch vụ

Sau hơn 40 năm giải phóng, TP.HCM luôn là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nền kinh tế chủ yếu dựa vào hai ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong đó, ngành dịch vụ được TP xác định là thế mạnh số một. Nếu như năm 2012, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế chiếm 55,98% thì năm 2017 đã tăng lên 59,9% và 60,07% trong năm 2020 (856,128 tỷ đồng của GRDP ngành dịch vụ so với tổng số 1372,272 tỷ đồng của tổng GRDP của TP năm 2020) (Bảng 2.3). Rõ ràng ngành dịch vụ là ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của TP.HCM. Mục tiêu đặt ra cho ngành này là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân cao hơn ít nhất 1,2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi khu vực kinh tế, tạo sự biến đổi căn bản chất lượng, cũng như tạo tiền đề để tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới. Muốn vậy, TP.HCM phải tăng cường các nguồn lực để đầu tư phát triển ngành dịch vụ, trong đó phải có nhiều biện pháp thu hút nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy CDCCN dịch vụ

Nhóm ngành nông nghiệp

Về nông nghiệp, giai đoạn 2012 - 2020 là thời kỳ TP.HCM đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng giảm dần diện tích sản xuất lúa năng suất thấp kém hiệu quả, đẩy mạnh sản xuất giống, các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nông nghiệp đô thị. Chính vì vậy, mặc dù hiện nay TP.HCM có diện tích đất nông nghiệp là hơn 112 nghìn héc ta, giảm hơn 9,5 nghìn héc ta so với năm 2012 song giá trị sản xuất nông

nghiệp vẫn tăng bình quân hơn 6%/năm. Kết quả GRDP nông lâm ngư nghiệp năm 2020 tăng 2,06% so với năm 2019, giá trị sản xuất tăng 2,07% so cùng kỳ. Giá trị 1 héc ta đất sản xuất nông nghiệp đạt 600 triệu đồng/ha/năm (tăng 9,1% so cùng kỳ); năng suất lao động nông nghiệp ước đạt 169,2 triệu đồng/người/năm (tăng 5,8% so cùng kỳ). Giai đoạn 2016 - 2020, GRDP tăng bình quân 4,59%/năm, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,62%/năm (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của TP. Hồ Chí Minh phân theo ngành kinh tế (theo giá so sánh 2010)

Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nông nghiệp 7.590 8.036 8.407 8.832 9.302 9.718 9.811 10.002 10.258 Lâm nghiệp 106,4 88,64 93,65 106 100,5 100,2 104,31 103,76 103,01 Thủy sản 1.929 2.135 2.340 2.570 2.790 2.898 2.967 3.001 3.159

Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hồ Chí Minh

Như vậy, từ năm 2012 đến năm 2020, cơ cấu nông nghiệp của TP.HCM có sự thay đổi theo hướng như sau: Tăng dần giá trị, tỷ trọng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao) và lĩnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)