Đổi mới công tác xúc tiến đầutư để thu hút đầutư trực tiếp

Một phần của tài liệu Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 141 - 144)

ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP.Hồ Chí Minh

Đổi mới công tác XTĐT theo hướng tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế thế giới, xung đột thương mại giữa các nước lớn, biến đổi của các dòng đầu tư trên thế giới.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, cải thiện nội dung và hình thức XTĐT theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư, cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các Sở, Ban ngành và Chính quyền TP.HCM. Đầu tư ở TP.HCM theo sát với nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Thúc đẩy đổi mới công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện xúc tiến đầu tư về nghiệp vụ XTĐT.

Các Sở, Ban, Ngành của TP.HCM tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch ngành, địa phương. Trên cơ sở quy hoạch các ngành, vùng kinh tế và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đã được duyệt, cần có kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty và nhà đầu tư có tiềm năng.

Các cơ quan của TP có liên quan cần tổ chức, phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia để có chính sách vận động thu hút FDI phù hợp; đồng thời nghiên cứu hệ thống luật pháp, chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực, của các địa phương khác để kịp thời có đối sách thích hợp trong môi trường cạnh tranh.

Một vấn đề hết sức quan trọng là cơ quan quản lý của TP cần phối hợp, tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động hiện nay, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, đó là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thóang tại TP.HCM.

Thực tiễn của quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế, về cơ bản kinh tế TP.HCM sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, trong đó có lĩnh vực FDI. Trong quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng thị trường, FDI chẳng những được xem như là bộ phận cấu thành hữu cơ mang tính mặc nhiên của kinh tế thị trường, mà trên thực tế còn có sức ép rất lớn của tình trạng thiếu hụt gay gắt về vốn đầu tư do nguồn viện trợ quan trọng trước đây từ hệ thống XHCN chấm dứt, trong khi nhu cầu gia tăng tốc độ công nghiệp hóa để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế lại được đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, hoạt động đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được coi trọng hiện nay. Để nâng cao hiệu quả công tác này, trước hết cần lập chương trình hành động quốc gia về xúc tiến FDI đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Tiếp theo cần đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, từng lĩnh vực và từng đối tượng của TP. Đồng thời cần tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Sở, ngành thuộc TP và các cơ quan đại diện ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động, xúc tiến FDI đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là TNCS.

Lập quỹ xúc tiến đầu tư nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm theo hướng trích 1% từ nguồn đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI để trang trải công tác vận động xúc tiến đầu tư của TP.

Đối với Nhà nước cần phải rà soát các cam kết quốc tế của TP.HCM như chương trình Sáng kiến chung TP.HCM - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh, Hiệp định thương mại TP.HCM - Hoa Kỳ... đảm bảo thực thi các cam kết đúng hạn và có hiệu quả. TP.HCM cần thực hiện xã hội hóa và quốc tế hóa công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài. Cần có cơ chế, chính sách để thu hút FDI là công việc của nhiều thành phần kinh tế, của các tổ chức, của các cá nhân trong và ngoài TP. Có những ngành nghề mà vai trò của các cá nhân rất quan trọng trong việc thu hút FDI khi thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của những chuyên gia trình độ cao như các ngành y tế, giáo dục, các lĩnh vực có công nghệ nguồn, công nghệ cao. Nhiều khi mối quan hệ cá nhân lại giải quyết được nhiều vấn đề, nhất là tiếp xúc với các cộng đồng doanh nghiệp có tiếng nói quan trọng ở các nước phát triển.

Mỗi doanh nghiệp trong nước hay của nước ngoài đang hoạt động ở TP.HCM cũng cần chủ động tiếp xúc với các đối tác nước ngoài của mình, đưa ra cáctriển vọng đầu tư, thuyết phục các đối tác nước ngoài cùng liên doanh, liên kết với mình hay thành lập các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau hoạt động ở TP.HCM.

Cần khai thác tốt lực lượng người TP.HCM có am hiểu về mảnh đất và con người TP.HCM đang định cư ở nước ngoài trong thu hút FDI. Đó là một lực lượng đáng kể có hiểu biết về truyền thống văn hóa TP.HCM và các nước khác, và họ là cầu nối rất tốt để giới thiệu môi trường và hình ảnh đầu tư.

Đặc biệt cần có cơ chế, chính sách để các tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động xúc tiến FDI ở TP.HCM.Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài, tăng cường sự tiếp xúc của Lãnh đạo TP.HCM với các doanh nghiệp FDI. Nâng cấp trang thông tin điện tử về FDI, cập nhật và nâng cao chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,

tiếng Hàn, tiếng Nga ...).Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào TP.HCM.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)