Cơ cấu đầu tư FDI sẽ cho thấy nguồn vốn FDI vào TP.HCM được tập trung ở những ngành nào, vùng nào và những đối tác chính trong đầu tư FDI vào TP.HCM quốc gia nào để từ đó có những biện pháp đúng đắn điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo đúng định hướng của TP.
Đến tháng 12/2020, trên địa bàn TP.HCM còn 9952 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là
48.190.480 nghìn USD Trong đó, cơ cấu đầu tư phân theo ngành nghề/lĩnh vực hoạt động cụ thể trong Bảng 3.5 như sau.
Bảng 3.5: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo ngành/nghề lĩnh vực hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 12/2020 TT Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (ngàn USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ
1 Hoạt động kinh doanh bất động
sản 463 4,65 15.300.757 31,75
2 Công nghiệp chế biến , chế tạo 1756 17,64 15.009.127 31,15 3 Giáo dục và đào tạo 215 2,16 2.709.868 5,62 4
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
2599 26,11 4.822.436 10 5 Thông tin và truyền thông 1334 13,4 1.547.710 3,21 6 Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ 1871 18,8 1880647 3,9
7 Xây dựng 748 7,52 1978243 4,1
8 Vận tải kho bãi 454 4,56 940.670 1,95
9 Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội 89 0,89 979.180 2,03
10
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
7 0,07 337.345 0,7
TT Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (ngàn USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ
12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 16 0,16 138.873 0,29 13 Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ 134 1,35 294.314 0,61
14 Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải 10 0,1 222.607 0,46
15 Khai khoáng 10 0,1 215.522 0,45
16 Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm 25 0,25 93.706 0,19
17 Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 10 0,1 48.351 0,1
18 Hoạt động dịch vụ khác 35 0,35 29.080 0,06
Tổng cộng 9952 100 48.190.480 100
Nguồn: Tổng cục thống kê TP.Hồ Chí Minh
Như vậy, theo Bảng số liệu 3.5 ở trên thì các dự án FDI đầu tư vào TP.HCM tập trung nhiều nhất vào hoạt động kinh doanh bất động sản với 463 dự án, với số vốn 15.300.757 nghìn USD, chiếm tỷ trọng cao nhất (33,52%), đứng thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 1756 dự án, số vốn là trên 15 tỷ USD (chiếm 31,15%), thứ ba là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với 2599 dự án, số vốn đầu tư là hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 10%. thứ tư là giáo dục và đào tạo với 215 dự án, số vốn 2,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,62 %, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đứng thứ năm với 1871 dự án, số vốn là gần 1,98 tỷ USD, chiếm 4,1%.
Trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và khai khoáng có số lượng dự án và số vốn FDI đầu tư ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy nguồn vốn FDI có sự dịch chuyển rõ rệt trong hạng mục đầu tư, từ đó nó làm chuyển dịch các ngành kinh tế của TP.HCM.
Nếu căn cứ theo đối tác đầu tư, thì cơ cấu FDI đầu tư vào TP.HCM được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 3.6: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo đối tác đầu tƣ ở TP.Hồ Chí Minh (tính đến tháng 12/2020) TT Quốc gia/Vùng lãnh thổ Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ 1 Singapore 855 13,6 9.500.713.807 23,7 2 Malaysia 223 3,5 5.858.552.030 14,6
3 British Virgin Islands 199 3,2 4.297.503.946 10,7 4 Hàn Quốc 1208 19,9 4.217.312.188 10,5
5 Hồng Kông 342 5,5 2.880.221.735 7,2
6 Nhật Bản 879 14,5 2.865.416.879 7,1
7 Trung Quốc (Đài
Loan) 467 7,6 1.901.416.405 4,7
8 Anh 111 1,8 1.753.004.150 4,4
9 Cayman Islands 29 0,4 1.598.093.508 4
10 Pháp 179 2,9 841.341.005 2,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Thực tế, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư. Trong đó, nếu tính số dự án thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất với 1208 dự án (chiếm 19,9% tổng số dự án), Nhật Bản có số dự án đứng thứ hai với 879 dự án (chiếm 14,5%), Singapore có số dự án đứng thứ ba với 855 dự án (chiếm 13,6% tổng số dự án), các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực cũng có số dự án tương đối lớn là: Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia. Còn nếu tính số vốn FDI đầu tư thì Singapore có số vốn đầu tư lớn nhất (trên 9,5 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng số vốn đầu tư); Malaysia là quốc gia có số vốn đầu tư FDI đứng thứ hai (gần 5,9 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng số vốn đầu tư); đứng thứ ba và thứ tư là British Virgin Islands và Hàn Quốc với tỷ lệ vốn đầu tư FDI tương ứng là 10,7% và 10,5%.
Các dự án FDI đầu tư vào TP.HCM chủ yếu theo các hình thức sau: dự án 100% vốn nước ngoài (chiếm 77,58% số dự án và chiếm 64,93% tổng vốn đầu tư); dự án liên doanh (chiếm 21,6% số dự án và chiếm 32,1% tổng vốn
đầu tư); dự án hợp tác kinh doanh (chiếm 0,82% số dự án và chiếm 2,86% tổng vốn đầu tư).
Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh
Hình 3.5: Cơ cấu các dự án FDI đầu tƣ vào TP. Hồ Chí Minh chia theo hình thức đầu tƣ (tính đến tháng 12/2020)
Bên cạnh việc xem xét cơ cấu đầu tư FDI vào TP.HCM theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, theo đối tác đầu tư và theo hình thức đầu tư thì cần phải xem xét cơ cấu đầu tư theo vùng trên địa bàn TP.HCM để thấy được các dự án FDI đang tập trung ở vùng nào, khu vực nào chủ yếu nhằm có những chính sách tác động thích hợp. Nếu chia cơ cấu đầu tư FDI theo Quận, Huyện thì 24/24 Quận, Huyện của TP.HCM đều có dự án đầu tư FDI. Tính riêng năm 2020, khu vực Quận 1 là khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất trên địa bàn TP với 146 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 892,92 triệu USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư vào TP; Quận 7 đứng vị trí thứ hai với 98 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 885 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Q.Bình Thạnh, Tân Bình cũng có số dự án và tổng số vốn đầu tư khá cao ở TP HCM. Hiện nay, các dự án FDI của TP được tập trung chủ yếu
ở khu vực nội thành và khu trung tâm TP mới. Các Huyện ngoại thành mặc dù thu hút số lượng các dự án còn ít nhưng đang có rất nhiều tiềm năng thu hút FDI, đặc biệt là khu đô thị Tây - Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích 6.000 ha và khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè có diện tích 3.900 ha.
Bảng 3.7: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo Quận, Huyện ở TP.Hồ Chí Minh năm 2020 STT Quận/huyện Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (triệu USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ 1 Quận 1 146 17,41 792,9 16,5 2 Quận 2 22 3,06 313,82 6,5 3 Quận 3 45 5,71 97,78 2,1 4 Quận 4 10 1,4 48,89 1 5 Quận 5 8 1 47,02 1 6 Quận 6 12 1,27 55,41 1,1 7 Quận 7 98 13,1 885 16,1 8 Quận 8 18 2,51 67,05 1,4 9 Quận 9 30 2,8 81,95 1,7 10 Quận 10 29 3,4 229,08 4,8 11 Quận 11 15 1,6 103,81 2,2 12 Quận 12 27 2,35 58,2 1,2 13 Quận Phú Nhuận 29 3,59 215,11 4,2 14 Quận Gò Vấp 17 1,98 196,02 4,2 15 Quận Bình Tân 26 2,25 113,61 2,4 16 Quận Bình Thạnh 75 11,69 562,76 9,5 17 Quận Tân Bình 69 11,6 405,54 8,6 18 Quận Tân Phú 25 2,19 63,32 1,3 19 Quận Thủ Đức 36 3,65 49,82 1 20 Huyện Hóc Môn 12 1,27 47,49 1 21 Huyện Nhà Bè 15 1,6 45,63 0,9 22 Huyện Cần Giờ 12 1,27 37,25 0,8 23 Huyện Bình Chánh 15 1,6 78,69 1,6 24 Huyện Củ Chi 16 1,7 446 9,3
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Tóm lại, khi xem xét cơ cấu các dự án đầu tư FDI vào TP.HCM chúng ta thấy các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ và ngành công
nghiệp (nhất là kinh doanh bất động sản, buôn bán ô tô và công nghiệp chế biến, chế tạo), trong đó, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư FDI vào TP.HCM nhiều hơn cả. Hình thức đầu tư FDI chiếm số lượng lớn nhất là dự án 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng các dự án FDI vào TP.HCM đang tập trung chủ yếu ở các Quận trung tâm nội thành, bởi đây là khu vực có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao hơn. Tuy nhiên, thời gian tới nếu một số Quận, Huyện ở ngoại thành nếu được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hơn nữa thì việc thu hút các dự án FDI sẽ gia tăng bởi ở đó có lợi thế về mặt bằng sản xuất kinh doanh lớn, giá thuê rẻ hơn. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, TP.HCM cần dựa vào thực trạng cơ cấu đầu tư để tăng cường củng cố hạ tầng cơ sở và có chiến lược thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực, địa phương có tiềm năng, lợi thế đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào TP hơn nữa.
3.4. Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1. Kết quả đạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Như đã đề cập ở trên, TP.HCM xác định 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ mũi nhọn của mình. Có thể thấy, TP.HCM lựa chọn 13 ngành này làm ngành trọng điểm cũng là phù hợp với xu thế CDCCN, bởi đây chính là các ngành được xác định có lợi thế của địa phương, các ngành này đều là các ngành ứng dụng khoa học công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, CDCCN kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành này là phù hợp với xu hướng CDCCN kinh tế ở cấp độ địa phương.
3.4.1.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với các ưu đãi về thuế, ưu đãi liên quan đến thuế nhập khẩu, ưu đãi về sử dụng đất và ưu đãi về kế toán. Đặc biệt, thành phố có những chính sách ưu đãi đối với DN FDI đầu tư vào các hàng hoá, ngành dịch vụ môi trường bao gồm xử lý và tái chế chất thải cũng như công nghệ xử lý môi trường như: Nhà nước miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ tài chính cho đền bù giải phóng mặt bằng, miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị và nguyên vật liệu cho các dự án đầu tư, miễn thuế, giảm thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm giao thông, điện, năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước và xây dựng hàng rào bảo vệ…
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, nhờ thực hiện những chính sách khuyến khích FDI đối với ngành dịch vụ, việc thu hút nguồn vốn FDI vào ngành dịch vụ tại TP.HCM đã có những bước tiến mang tính đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP. Giai đoạn 2012 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân đạt 13%/năm (Bảng 3.5).
Có được kết quả trên là do ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, TP.HCM đã ưu tiên 9 nhóm ngành dịch vụ là: Tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; Thương mại (tập trung các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (chú ý các dịch vụ hàng hải quốc tế); Bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; Kinh doanh tài sản - bất động sản (phát triển đô thị mới; nhà ở; văn phòng cho thuê…); Dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ (thị trường công nghệ); Du lịch (tập trung du lịch quốc tế); Y tế và giáo dục - đào tạo chất lượng cao. Vì vậy, các dự án FDI thu
hút vào TP.HCM đối với ngành dịch vụ cũng tập trung chủ yếu vào 9 nhóm ngành chính kể trên.
Bảng 3.8: Chỉ số phát triển vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn TP.HCM trong ngành dịch vụ giai đoạn 2012 – 2020. Đơn vị tính: %
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Dịch vụ 100 105,7 112,6 108,6 107,3 110,8 109,2 107 121 103 Thương mại 100 198,6 98,9 103,2 89,3 111,7 113,2 112 132 99 Vận tải 100 111,4 103,6 102,4 78,1 106,8 107,2 103 112 89 Khách sạn, nhà hàng 100 110,8 105,5 325,8 40,1 95,7 124,5 114 118 79 Thông tin, truyền thông 100 126,8 74,3 230,3 71,4 112,6 118,2 108 113 91 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 100 87,1 131,5 137,2 144,0 114,4 121,3 108 119 88 Kinh doanh bất động sản 100 113,0 103,9 99,7 146,1 116,9 119,5 111 109 87 Tư vấn, KH - CN 100 205,3 103,5 99,3 101,5 102,9 104,3 106 141 101 Y tế và giáo dục - đào tạo 100 124,9 92,8 86,7 152,8 109,7 108.9 108 123 99 Dịch vụ khác 100 167,7 109,9 147,6 112,7 118,3 114,8 107 124 98
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
Theo Bảng số liệu 3.8, chúng ta có thể thấy chỉ số phát triển nguồn vốn FDI vào ngành dịch vụ ở TP.HCM giai đoạn 2012 - 2020 liên tục tăng, chứng tỏ đây là lĩnh vực rất hấp dẫn và nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2020, do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên sự tăng trưởng của ngành dịch vụ tại TP.HCM có giảm so với năm 2019. Trong 9 nhóm ngành dịch vụ chính thì ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Kinh
doanh bất động sản; Y tế, giáo dục - đào tạo và ngành du lịch có chỉ số phát triển đầu tư FDI cao hơn so với các lĩnh vực khác.
3.4.1.2. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng
Định hướng chung của TP.HCM đối với ngành công nghiệp và xây dựng là nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng hàm lượng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư, trong đó chú trọng nguồn lực đầu trực tiếp của nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp. Từ những định hướng đúng đắn đó, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp và xây dựng TP.HCM luôn phát triển với tốc độ tăng trưởng cao (giai đoạn 2012 - 2020, ngành công nghiệp có mức tăng trưởng trung bình là 127%/năm và xây dựng có mức tăng trưởng trung bình là 104%/năm), đồng thời thu hút đầu tư vào ngành ngành công nghiệp và xây dựng cũng có sự tăng trưởng cao. Số liệu Bảng 3.6 cho thấy từ năm 2012 đến năm 2020, tốc độ thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp TP.HCM hầu hết đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, chỉ có năm 2013 ngành công nghiệp sụt giảm ở mức không đáng kể nhưng lại tăng mạnh ở ngành xây dựng (310,1%), vì thế năm 2014 mặc dù chỉ đạt 63,3% so với năm 2013 nhưng đây vẫn là mức cao.
Bảng 3.9: Chỉ số phát triển vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2012 – 2020 - Đơn vị: %
Ngành 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trung bình Công nghiệp 101,7 99,8 102,7 103,3 105,6 106,4 112,3 111,4 95,4 127 Xây dựng 102,6 310,1 63,3 118,9 120,5 119,8 109,7 109,1 89,1 104
Với sự gia tăng vốn đầu tư FDI đối với ngành công nghiệp và xây dựng