Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh (Trang 36 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay

đình, các trường hợp kết hôn trái pháp luật về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xử hủy. Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ tác động tới bản thân của các bên kết hôn mà còn kéo theo các hệ lụy khác ảnh hưởng tới những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là con cái và để lại hậu quả tiêu cực tới toàn xã hội. Do đó, nếu việc kết hôn là trái pháp luật, thì việc huỷ bỏ việc kết hôn đó còn phải được xem xét trên rất nhiều góc độ, đặc biệt có tính toán đến lợi ích của gia đình, mà có thể không huỷ bỏ việc kết hôn. Mặt khác, nếu việc kết hôn bị huỷ, trong nhiều trường hợp các bên không thể trở lại tình trạng ban đầu như trước khi kết hôn, bởi họ còn có nghĩa vụ và quyền liên quan đến nhau (Ví dụ: quyền và nghĩa vụ đối với con chung vẫn còn sau khi việc kết hôn bị huỷ). Vì vậy, tùy theo từng trường hợp, căn cứ vào các hoàn cảnh, tính chất, mức độ vi phạm và quan hệ hôn nhân trái pháp luật đã tồn tại trước đó giữa các bên mà Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định hướng xử lý khác nhau cho phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đó Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP-TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 như sau:

1.3.3.1. Trường hợp kết hôn về phạm điều kiện kết hôn tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000

* Hôn nhân vi phạm khoản 1 điều 9

Đối với những trường hợp kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp mà giải quyết như sau:

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua

không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian họ đã chung sống bình thường, có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (áp dụng điều 87 về ly hôn) để xét xử.

*Hôn nhân vi phạm khoản 2 điều 9

Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép thì tuỳ theo từng trường hợp giải quyết như sau:

+ Sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn, bên kia đã biết nhưng thông cảm chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (trừ trường hợp đang có vợ, có chồng lại lừa dối là không có để kết hôn với người khác)

1.3.3.2. Trường hợp kết hôn về phạm điều kiện kết hôn tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000

Tất cả những trường hợp kết hôn vi phạm điều 10 đều phải huỷ kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 1 điều 10 cần chú ý:

+ Nếu một trong hai người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung sống không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1

điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

+ Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội đi miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954 đến trước ngày 25/3/1977 đã có vợ hoặc có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử theo Thông tư số 60/TANDTC ngày 22/02/1978 không xử huỷ mà vẫn công nhận họ là vợ chồng hợp pháp.

1.3.3.3. Trường hợp kết hôn không đăng ký tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý (không do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam nữ kết hôn hoặc việc đăng ký kết hôn giữa nam, nữ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện). Nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì mặc dù vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 9, Toà án không tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 điều 11 tuyên bố không công nhận họ và vợ chồng.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp kết hôn không đăng ký tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn, do đó địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải trụ sở của cơ quan đăng ký kết hôn.

+ Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ kết hôn. Thực tế cho thấy rằng trong một số trường hợp vì lý do chủ

quan hay khách quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ, do đó nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng tại khoản 1 điều 13, sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó không theo nghi thức quy định tại điều 14.

Như vậy, những tác động về mặt xã hội đã và đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có vấn đề kết hôn trái pháp luật. Thực tiễn cho thấy kế hôn trái pháp luật và chế tài xử lý các trường hợp này cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới có tính chất phức tạp hơn. Để kịp thời điều chỉnh quan hệ đó, hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình hiện nay đã có những quy định khá chặt chẽ và cụ thể đối với quan hệ này. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc và các căn cứ pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong được ban hành trong các giai đoạn trước, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sự thay đổi như huỷ bỏ những quy định không còn phù hợp và sửa đổi bổ sung thêm những quy định mới, nhằm điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Đồng thời đây cũng là cơ sở lý luận nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ việc về hôn nhân và gia đình nói riêng, đặc biệt là hủy việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, thậm chí là dẫn tới những trường hợp giải quyết thiếu chính xác, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của công dân. Trong đó, hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện nay vẫn chưa có các chế định cụ thể cho một số vấn đề liên quan đến hủy việc kết hôn trái pháp luật, nhiều quy

định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn dẫn tới hiệu quả áp dụng giải quyết không cao. Chẳng hạn, Do quan hệ hôn nhân và gia đình có những yếu tố đặc thù trong đó quan hệ về mặt tình cảm giữa vai trò chủ đạo và chi phối, nhưng cho đến nay các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta vẫn chưa điều chỉnh một cách rõ ràng trình tự thủ tục giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật như thế nào mà vẫn chỉ áp dụng trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự nói chung kể cả cho các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng các bên có tranh chấp về quan hệ tài sản và quan hệ con cái là chưa phù hợp; một số vấn đề liên quan đến quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của các chủ thể theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 còn mâu thuẫn, chống chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác, không có tính thực thi…Do đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn lẫn khoa học hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HỦY KẾT HÔN

Một phần của tài liệu Tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)