6. Kết cấu của luận văn
2.1. Sơ lược về thực trạng hôn nhân trái pháp luật tại tỉnh Thừa
2.1. Sơ lược về thực trạng hôn nhân trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
Hôn nhân trái pháp luật là một trong những vấn đề tồn tại khá phổ biến trên thực tiễn hiện nay. Ở Thừa Thiên Huế, mặc dù trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những bước tiến đáng kể. Song bên cạnh đó, dưới tác động cả các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội, thực trạng hôn nhân trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trong phạm vi toàn tỉnh. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân mỗi cặp nam nữ kết hôn, tới con cái của họ mà còn tác động xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
Trải qua mấy nghìn năm phát triển, Thừa Thiên Huế được biết đến là một vùng đất có bề dày lịch sử với truyền thống văn hóa lâu đời. Chế độ phong kiến cùng với những tư tưởng Nho giáo, Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tương đối phổ biến trong đại đa số nhân dân Thừa Thiên Huế. Vì vậy, rất nhiều người đàn ông với mong muốn có con trai để nối dõi nên thường dẫn đến các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Mặt khác, hoàn cảnh chiến tranh cũng khiến cho nhiều gia đình ly tán, vợ chồng xa cách. Từ đó, họ thiết lập các mối quan hệ hôn nhân mới trong khi quan hệ hôn nhân cũ vẫn còn tồn tại. Đồng thời, lối sống thực dụng của một bộ phận nhân dân cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ thực trạng kết hôn trái pháp luật hiện nay. Tình trạng “sống
thử” ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng tăng lên rõ rệt. Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mặc dù không vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu các bên chưa tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Song mặt trái của vấn đề này đã và đang để lại khá nhiều hậu quả mà xã hội cần phải giải quyết, như quan hệ tài sản, quan hệ con cái…chính vì vậy, việc điều chỉnh các mối quan hệ này cũng trở nên hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn xã hội.
Trong khi đó, cũng như thực trạng chung ở những địa phương khác trong cả nước, ở những vùng có nền kinh tế - xã hội còn khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân chưa thực sự phát triển, trình độ dân trí còn thấp thì như các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới…thì việc nam nữ kết hôn khi chưa đến tuổi quy định vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng kết hôn trạng kết hôn trái pháp luật ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, Thừa Thiên Huế cũng là nơi chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Điều này đã phần nào làm thay đổi lối sống của nhân dân, những quan điểm về hôn nhân cũng bị chi phối. Trong đó, lối sống thực dụng đã và đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ người dân Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế tồn tại không ít các cặp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ thực trạng trên, quan hệ hôn nhân trái pháp luật là một trong những vấn đề xã hội đáng quan tâm ở thừa thiên Huế. Đặc biệt, tình trạng tảo hôn, kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng… còn diễn ra tương đối nhiều và để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật trong phạm vi cả nước nói chung và tại Thừa Thiên Huế nói riêng.