Tăng cường sự tham gia của các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh (Trang 68 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các cơ quan hữu quan

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong đó, việc xây dựng và củng cố gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tự nguyện và tiến bộ, tạo nên tảng cho việc duy trì và phát triển chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc giải quyết các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định, cơ bản quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được đảm bảo, góp phần giải quyết các mâu

thuẫn bất đồng trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới phát sinh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trên thực tế, đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật, nhiều quan hệ hôn nhân bất hợp pháp vẫn được duy trì trong khoảng thời gian dài dẫn đến các hậu quả pháp lý trở nên phức tạp, khó giải quyết. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này lo phần lớn các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay đều do bản thân các bên kết hôn nhận thấy nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên mới yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Như vậy, nếu trong trường hợp bản thân các bên kết hôn không tự mình thực hiện yêu cầu, thì sự tham gia thực hiện quyền yêu cầu của các chủ thể khác cũng rất hạn chế. Trong đó, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền như Viện kiểm sát, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nay là phòng Lao động – thương binh và xã hội)… trở nên rất mờ nhạt. Điều này cho thấy, để các chủ thể tự mình yêu cầu hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật do bản thân chủ động thiết lập quan hệ hôn nhân đó là điều tương đối khó khăn. Trong khi những chủ thể khác mang tính cưỡng chế nhà nước lại không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài giải quyết sự vi phạm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Do đó, thực trạng kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn vẫn tiếp tục duy trì trên thực tế là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống pháp luật cần quy định rõ vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong việc duy trì và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự tham gia của các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp chế tài vi phạm pháp luật. có như vậy, mục tiêu xây dựng các tế bào lành mạnh của xã hội là gia đình làm cơ sở nền tảng cho việc củng cố và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự có hiệu quả.

Như vậy, hủy việc kết hôn trái pháp luật tuy là loại án chiếm tỉ lệ không nhiều trong số các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Thừa Thiên Huế đã thụ lý và giải quyết. Điều này cũng phần nào phản ánh thực trạng chung trong phạm vi cả nước đối với công tác áp dụng chế tài hủy quan hệ hôn nhân bất hợp pháp hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, mặc dù chiếm tỉ lệ không cao nhưng các vụ việc kết hôn trái pháp luật trên thực tế lại không có xu hướng giảm, chưa kể nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật tồn tại trên thực tế nhưng chưa có sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền, bản thân các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan lại không tự mình thực hiện quyền yêu cầu nên các trường hợp này vẫn chưa được giải quyết. Việc duy trì và tồn tại các quan hệ hôn nhân trái pháp luật này trên thực tế đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trở thành gánh nặng cho bản thân các đương sự và toàn xã hội. Đặc biệt hệ quả của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quyền và lợi ích hợp pháp của con cái khi mà quan hệ hôn nhân của cha mẹ chúng không được thừa nhận. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo luật Hôn nhân và gia đình hiện nay là một trong những yêu cầu mang tính bức thiết. Trên cơ sở đó, việc áp dụng chế tài này để điều chỉnh và hướng tới hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật trên thực tế sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và củng cố các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000 và thực trạng áp dụng pháp luật tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phần nào giúp chúng ta có thể đánh giá một cách toàn diện hơn về vấn đề này.

Vấn đề kết hôn trái pháp luật là một trong những quan hệ về hôn nhân và gia đình tồn tại tương đối lâu dài. Trong hệ thống pháp luật phong kiến dưới triều Lê, triều Nguyễn đã từng đề cập và điều chỉnh vấn đề này với các chế tài được cho là tương đối nghiêm khắc nếu có sự vi phạm. Hệ thống pháp luật của nước ta từ năm 1945 cho đến nay cũng đã đề cập và quy định khá rõ ràng biện pháp xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, gia đình được đánh giá là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới có thể phát triển ổn định và bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Ngay từ công tác đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển các gia đình hạt nhân, hệ thống pháp luật đã kịp thời điều chỉnh quy định rõ các điều kiện mà các bên nam nữ muốn kết hôn phải đạt được. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa nói chung. Bên cạnh việc xây dựng rất nhiều chính sách dành cho gia đình từ phát triển kinh tế đến đời sống văn hoá, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh và quản lý một cách chặt chẽ hơn quan hệ pháp luật này. Trong đó, vấn đề kết hôn trái pháp luật được hệ thống pháp luật đề cập khá chi tiết và cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các trường hợp kết hôn bất hợp pháp, những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc

đình được thực thi trên thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình áp dụng pháp luật cho thấy, những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật đã và đang bộc lộ những điểm hạn chế, thiếu sót, cản trở quá trình giải quyết và thi hành những phán quyết của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng chế tài hủy các quan hệ hôn nhân bất hợp pháp. Trong đó, các vấn đề như quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của một số chủ thể chưa phù hợp, do đó không có tính khả thi; căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật chưa thống nhất….làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như hiệu quả giải quyết án của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, không ngừng đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm giải quyết tốt các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay và góp phần quan trọng vào quá trình hệ thống hoá, pháp điển hoá pháp luật Việt Nam.

Tại địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong những năm qua, thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật mặc dù có số lượng các vụ việc không nhiều nhưng chưa có xu hướng giảm. Thực trạng này đã phần nào phản ánh được xu thế chung trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật tại các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn hiện nay. Cũng như đối với các vụ việc về Hôn nhân và gia đình khác, quá trình giải quyết các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật bên cạnh đạt được những hiệu quả nhất định thì công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Nguyên nhân của vấn đề này là do những hạn chế về mặt xã hội cùng với những bất cập về mặt pháp luật khiến cho hiệu quả áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật chưa cao. Nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật nhưng vẫn chưa bị xử lý do không có chủ thể quyền yêu

cầu thực hiện. Trong khi đó, việc duy trì và tồn tại các quan hệ hôn nhân này càng lâu thì việc giải quyết hậu quả pháp lý của vấn đề này càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để khắc phục những mặt hạn chế này thì vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp hoàn thiện, nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh khắc phục những điểm hạn chế trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật đồng thời giải quyết có hiệu quả các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay, góp phần vào việc ổn định đời sống gia đình nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), Đề tài cấp Bộ:

Nghiên cứu một số di sản pháp luật dân sự từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 70/2001/NĐ - CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

4. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp 5. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định

158/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch. 6. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Đại học Cần Thơ (2007), Giáo trình điện tử Luật Hôn nhân gia đình 2000. 8. Nguyễn Thế Giai (2001), 150 câu hỏi và trả lời về Luật Hôn nhân gia

đình 2000, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

11. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

12. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết 35/2000/ NQ - QH10 hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 13. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung

14. Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. http://luathoc5c.net/viewtopic.php?t=488

17. Đinh Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Minh Phương, Áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học.

19. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thông (2001), Hỏi đáp về Luật hôn nhân gia đình 2000, Nxb Trẻ.

24. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/24/4623/ 25. Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (1999), Hà Nội. 26. Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2002), Hà Nội

27. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60/TANDTC ngày 22/02/1978

28. Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo thống kê.

29. Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Quyết định sơ thẩm về các vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)