Phân tích tương qua n hồi quy

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 27 - 28)

Phân tích tương quan

Một trong những điều kiện để phân tích hồi qui là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy.

Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần bằng 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r < 0) có nghĩa là khi X tăng thì Y giảm (và ngược lại khi X giảm thì Y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi X tăng thì Y cũng tăng, và khi X giảm thì Y cũng giảm theo.

Giá trị Sig. của kiểm định Pearson: Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig. bé hơn 5% ta có thể kết luận là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn thì tương quan càng chặt. Nếu Sig. lớn hơn 5% thì hai biến không có tương quan với nhau.

Phân tích hồi quy

Xây dựng mô hình hồi quy

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để ước lượng mức độ ảnh hưởng của 4 thành phần thang đo: (1) Nhu cầu thành tích bản thân, (2) Điểm kiểm soát tâm lý, (3) Đánh giá năng lực bản thân, (4) Những chuẩn bị về phương tiện, (5) Ý định khởi nghiệp.

Phương trình hồi qui có dạng:

Trong đó:

 Y là biến phụ thuộc (Ý định khởi nghiệp kí hiệu là EI).

Y = β0 + β1*NA + β2*LC + β3*SE + β4*IR + ε

 β0 là hằng số hồi quy.

 β1; β2; β3; β4: là trọng số hồi quy.

 Các biến độc lập: Nhu cầu thành tích bản thân (NA), Điểm kiểm soát tâm lý (LC), Đánh giá năng lực bản thân (SE), Những chuẩn bị về phương tiện (IR).

 ε: sai số

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)