Nhân tố Điểm kiểm soát tâm lý

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 5 : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.2.3. Nhân tố Điểm kiểm soát tâm lý

Sau khi phân tích EFA cho nhân tố “Điểm kiểm soát tâm lý”, thang đo “Nếu tôi không thành công trong một nhiệm vụ, tôi có xu hướng từ bỏ” có hệ số tải cao nhất (0.888). Điều nay cho ta thấy việc “Từ bỏ khi thất bại” tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, các bạn sinh viên thường có tâm lý sợ thất bại, ngại làm những điều đột phá, điều này có thể làm làm chùn bước các bạn sinh viên khi quyết định khởi nghiệp. Đây là vấn đề về khởi nghiệp chung chứ không phải của riêng các bạn sinh viên. Để cải thiện được vấn đề này trước khi khởi nghiệp, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thất bại nhiều lần vì các bạn sinh viên còn trẻ, có nhiệt huyết, sức sáng tạo và tinh thần học hỏi rất cao. Trước khi ra quyết định, sinh viên phải đặt ra cho mình câu hỏi “Tôi đã đủ khả năng để khởi nghiệp

hay chưa?”, “Khi khởi nghiệp, tôi có đủ bản lĩnh để đương đầu với khó khan, thử thách hay chưa?”, “Tôi đã dồn toàn bộ tâm sức của mình vào doanh nghiệp của mình hay chưa?”

Về thang đo “Tôi không thực sự tin vào may mắn” có tác động lớn thứ hai với hệ số tải 0,787. Điểu này cũng cho thấy sự may mắn có tác động lớn đến sinh viên khi khởi nghiệp. Vì thế các bạn sinh viên nên chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể khởi nghiệp một cách dễ dàng hơn bởi vì may mắn chỉ là một phần trong quá trình khởi nghiệp, những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng có được mới quyết định rằng mình có khởi nghiệp thành công hay không.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)