Bản tự công bố sản phẩm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU HƯỚNG DƯƠNG (Trang 37 - 42)

39 Theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm: 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

 Sản phẩm Dầu ăn hướng dương do công ty nhập về thuộc khoản 1 điều trên, do đó Công ty Cổ phần Ruvi cần làm Bản tự công bố sản phẩm

Theo Điều 5 luật này, hồ sơ bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

 Trong bộ hồ sơ Tự công bố sản phẩm của người nhập khẩu đã đầy đủ 2 loại giấy tờ trên và hoàn toàn hợp lệ về hình thức, phù hợp với quy định

CHƯƠNG IV: ÁP MÃ HS CHO MẶT HÀNG VÀ TÍNH THUẾ CHO ĐƠN HÀNG 4.1. Áp mã HS cho mặt hàng (Đinh Thị Hằng – 171111020)

4.1.1. Quy định xuất khẩu

Theo Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành kèm Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ, áp dụng với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện

40 trợ Chính phủ, phi Chính phủ. Có thể thấy mặt hàng đá ốp lát xanh đen của công ty xuất khẩu không nằm trong danhmục cấm xuất khẩu nên sẽ được phép xuất khẩu và sẽ được áp mã HS cho hàng hóa.

4.1.2. Quy tắc áp dụng

Áp mã HS cho hàng hóa là việc cơ bản và rất quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều tranh cãi giữa doanh nghiệp và hải quan khi không đồng tình về mã HS của hàng hóa.

Vì vậy, việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phải tuân theo 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa.

Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Định hình khu vực của hàng hóa

Với tên mô tả hàng hóa là “Dầu ăn hướng dương Organic”, sản phầm trên được phân vào PHẦN III: CHẤT BÉO VÀ DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT VÀ CÁC SẢN PHẨM TÁCH TỪ CHÚNG; CHẤT BÉO ĂN ĐƯỢC ĐÃ CHẾ BIẾN; CÁC LOẠI SÁP ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT.

Phần III chỉ bao gồm Chương 15: CHẤT BÉO VÀ DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT VÀ CÁC SẢN PHẨM TÁCH TỪ CHÚNG; CHẤT BÉO ĂN ĐƯỢC ĐÃ CHẾ BIẾN; CÁC LOẠI SÁP ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT

Như vậy, mặt hàng “Dầu ăn hướng dương Organic” thuộc chương 15 Bước 2: Đọc chú giải Chương 15

1. Chương này không bao gồm:

(a) Mỡ lợn hoặc mỡ gia cầm thuộc nhóm 02.09; (b) Bơ ca cao, chất béo hoặc dầu cacao (nhóm 18.04);

(c) Các chế phẩm ăn được có chứa hàm lượng trên 15% tính theo trọng lượng các sản phẩm của nhóm 04.05 (thường thuộc Chương 21);

41 (d) Tóp mỡ (nhóm 23.01) hoặc phế liệu thuộc các nhóm từ 23.04 đến 23.06;

(e) Axit béo, sáp đã chế biến, dược phẩm, sơn, vecni, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm hoặc chế phẩm vệ sinh, dầu đã được sulphonat hóa hay các mặt hàng khác thuộc Phần VI; hoặc

(f) Chất thay thế cao su được điều chế từ dầu (nhóm 40.02).

2. Nhóm 15.09 không áp dụng cho các loại dầu ô liu thu được bằng phương pháp tách chiết dung môi (nhóm 15.10).

3. Nhóm 15.18 không bao gồm chất béo hoặc dầu hay phân đoạn của chúng, mới chỉ làm biến chất, những loại đó được phân loại vào nhóm thích hợp tương ứng với các loại chất béo và dầu và phân đoạn của chúng chưa bị biến chất.

4. Nguyên liệu sản xuất xà phòng, cặn dầu, hắc ín stearin, hắc ín glyxerin và phế liệu mỡ lông

 Sản phẩm “Dầu hướng dương Organic” thuộc những sản phẩm nêu trong phần chú giải trên. Nên kết luận sản phẩm thuộc chương III

Bước 3: Kiểm tra nhóm và nội dung của các nhóm thuộc chương 15

Chương 15 có 22 nhóm (từ 1501 đến 1522). Căn cứ vào mô tả của nhóm 1512: Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học

 Dầu ăn hướng dương Sloboda Organic trùng với mô tả của nhóm 15.12 nên được xếp vào nhóm này

Bước 4: Áp dụng quy tắc 6, tìm kiếm phân nhóm cho sản phẩm Đọc mô tả phân nhóm của nhóm 15.12

42 Hình 31: Biểu thuế XNK 2019

Hình 32: Trích Bản tự công bố sản phẩm

Dựa vào mô tả và thành phần của mặt hàng trong Bản tự công bố sản phầm của công ty (Dầu ăn hướng dương không biến đổi gen; 100% dầu hướng dương tinh chế) và mô tả các phân nhóm của 15.12, thì có cơ sở để kết luận mã HS của mặt hàng này là 15.12.1990

Kết luận: Mã HS đối với mặt hàng Dầu ăn hướng dương Sloboda Organic mà Công ty Cổ phần Ruvi nhập khẩu là 15121990, trùng khớp với mã HS trên Tờ khai hải quan, C/O, Vận đơn đường biển và các chứng từ liên quan khác.

43

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU HƯỚNG DƯƠNG (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)