Tính thuế cho đơn hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU HƯỚNG DƯƠNG (Trang 42 - 45)

4.2.1. Xác định Trị giá hải quan (Trị giá tính thuế)

Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng lần lượt các phương pháp từ 1 đến 6.

Ta có thể thấy, lô hàng thỏa mãn 4 điều kiện tại Khoản 3, Điều 6 của Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch:

− Người nhập khẩu là công ty TNHH Mai Phương không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.

− Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu (không cần mua thêm hàng hóa khác, không phụ thuộc vào giá của người khác,...)

− Sau khi bán lại hàng, người mua không phải thanh toán bất kể tiền lãi nào cho người bán. − Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Do đó, hoàn toàn có thể áp dụng Phương pháp trị giá giao dịch để tính Trị giá hải quan cho lô hàng.

Từ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ta có các thông tin như sau:

Gía 1,15 USD/chai (Theo điều kiện CFR

Incoterms 2010)

Số lượng 27000 chai

Tổng giá trị hợp đồng 31.050 USD

Tỷ giá giữa USD và VND áp dụng là 1 USD = 23.330 VND (đã giải thích chi tiết ở phần Tờ khai hải quan)

 Do đó, trị giá hóa đơn = 31.050 x 23.330 = 724.396.500 VND

Hàng hóa được mua bán theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR Incoterms 2010, giá này đã bao gồm chi phí vận tải

44 Phí bảo hiểm: không có do công ty nhập khẩu không mua bảo hiểm cho lô hàng này

Lô hàng có phát sinh thêm các chi phí như phí CIC (phí cân bằng container), phí D/O (phí lệnh giao hàng), và phí CCF (phí vệ sinh container), tuy nhiên Công ty TNHH AK Chemt Hồng Lan không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan do những thay đổi về trị giá tính thuế của Tổng cục Hải quan VIỆT NAM. Ngày 20/9/2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông tư số 5475/TCHQ – TXNK hướng dẫn về việc cộng các khoản điều chỉnh trên vào trị giá tính thuế. Theo đó, chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho những hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên (VD: phí D/O, phí CIC, phí CCF...) hoặc không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 13 TT 39/2015/TT - BTC thì không phải cộng vào trị giá hải quan.

Kết luận: Tổng giá trị tính thuế của lô hàng là: 724.396.500 VND

4.2.2. Tính thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ vào Nghị định số 150/2017/NĐ-CP về “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh kinh tế Á - Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018 – 2022” được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 26/12/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2022, thì mặt hàng Dầu ăn hướng dương Sloboda có mã HS là 15.12.1990 được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 2,5% (Biểu thuế đươc đính kèm theo Nghị định số 150/2017/NĐ- CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)

Do đó, thuế nhập khẩu doanh nghiệp cần nộp là: 724.396.500 x 2,5% = 18.109.912,5 VND Nhận xét: Trùng với Trị giá thuế nhập khẩu trên Tờ khai hải quan

4.2.3. Tính thuế giá trị gia tăng

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, khoản 3 điều 8 có quy định: “Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” Mặt hàng Dầu ăn hướng dương organic không thuộc các mặt hàng quy định trong khoản 1, khoản 2 Luật trên. Do đó, hàng hóa này chịu mức thuế suất giá trị gia tăng là 10%.

45

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất = (724.396.500 + 18.109.912,5) x 10%=74.250.641 VND

Vậy, số thuế phải nộp = 18.109.912,5 + 74.250.641 = 92.360.554 VND

Hình 33: Tiền thuế

46

KẾT LUẬN

Bộ chứng từ nhập khẩu mặt hàng dầu hướng dương của Công ty Cổ phần RUVI nhìn một cách tổng thể đã được kí kết hoàn đúng theo quy định của pháp luật, có sự đồng nhất với nhau. Những chứng từ đi kèm đã thể hiện sự tuân thủ pháp luật, cũng như sự nghiêm túc trong việc kí kết hợp đồng giữa hai bên.

Từ việc phân tích bộ chứng từ nhập khẩu dầu hướng dương của Công ty Cổ phần RUVI, nhóm tiểu luận đã có những kiến thức sâu hơn và thực tế hơn về quy trình nhập khẩu, phân mã HS, cũng như cách tính thuế. Nhóm tiểu luận xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn và truyển tải tới chúng em những kiến thức nền tảng để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tin công ty (website: http://www.thongtincongty.com/company/3f9ada06-cong-ty-co-phan-ruvi/, truy cập ngày 7/12)

2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

3. Công văn 5654/TCHQ-GSQL Hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

4. Nghị định 69/2018NĐ-CP ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương

5. Quyết định 4755/QĐ-BCT ngày 21/12/2017 Về việc công bố danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

6. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU HƯỚNG DƯƠNG (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)