Nước thải từ các mỏ than đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ. Vùng mỏ Quảng Ninh hàng năm đã thải vào môi trường một khối lượng lớn nước thải mỏ, từ các moong chứa nước, nước thải từ hầm lò, từ các bãi thải và các nhà máy tuyển than... Theo số liệu điều tra thì hàng năm moong mỏ than Hòn Gai đã thải ra 11 triệu m3 nước thải. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực rất lớn vì nước thải mỏ được thải trực tiếp ra môi trường, chưa qua công đoạn sử lý. Nước thải từ các mỏ than thường
42
có độ khoáng hoá cao khoảng 3.000 mg/l, nước có tính axit khá mạnh (pH = 2- 5,5). Mặt khác bãi thải đất đá lộ thiên cũng là một nguyên nhân làm tăng độ axit của nước khi chảy qua.
* Đối với nước bơm thoát từ khai trường (tháo khô để duy trì hoạt động khai
thác mỏ lộ thiên, hầm lò): Trong than có nhiều chất với thành phần hoá học khác
nhau như lưu huỳnh, Fe, Mn… do đó khi ở trong than nước phân huỷ nhiều các chất có trong than và đất đá ở mỏ tạo thành nước thải mỏ với đặc điểm chung mang tính axít, hàm lượng Fe, Mn và hàm lượng căn lơ lửng trong nước cao.
* Đối với nước mưa rửa trôi bề mặt khai trường, các bãi thải ngoài: Trên
bề mặt đất khai trường, bãi thải có nhiều chất với thành phần hoá học khác nhau nhưng với hàm lượng nhỏ không đáng kể, tuy nhiên lượng đất đá bị rửa trôi theo bề mặt lớn do khai trường không có thảm thực vật. Mặt khác, tại khu vực sửa chữa cơ khí có thể có hàm lượng dầu nhất định. Tại khu vực sinh hoạt, khi có chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý cũng làm cho nước có hàm lượng BOD, coliform cao…
* Đối với nước thải sinh hoạt trong khai thác mỏ: Với số lượng cán bộ công
nhân ngành than khoảng 100.000 người, số công nhân lao động trực tiếp khoảng 60.000 người thì khối lượng nước thải sinh hoạt là rất lớn.
* Nước thải nhiễm dầu: Nguồn gốc phát sinh từ các phân xưởng sửa chữa
các thiết bị mỏ, vận tải mỏ.