Hoạt động khai thác mỏ gây ảnh hưởng nhiều mặt đến chế độ thuỷ văn, từ lưu lượng đến chất lượng nước, từ nước mặt đến nước ngầm.
3.2.3.1. Nước thải từ các mỏ than
Để khai thác than, các mỏ phải thoát ra môi trường một lượng nước nhất định. Đây là nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực và nước biển ven bờ. Nước thải từ các mỏ than thường có độ khoáng hoá cao (thường >1000 mg/l) và có tính axit khá mạnh (pH = 2-5,5). Thêm vào đó bãi thải đất đá lộ thiên cũng là một nguyên nhân làm tăng độ axit của nước khi chảy qua.
43
Thành phần hoá học nước thải của một số cơ sở vùng than Hạ Long được trình bày ở bảng 3.4:
Bảng 3.4. Một số thành phần trong nước thải mỏ vùng Quảng Ninh
TT Thông số Đơn vị Mỏ than Hà Lầm
cửa lò +75 Mỏ than Hòn Gai cửa lò +75 1 pH 6,84 3,98 2 BOD5 mg/l 25,4 21,6 3 COD mg/l 53,7 74,6 4 TDS mg/l 478 320 5 Fe mg/l 4,2015 4,3028 6 Mn mg/l 3,7162 3,5972 7 Hg mg/l <0,0003 <0,0003 8 Pb mg/l 0,0021 0,0016 9 Cd mg/l <,0006 <0,0006 10 As mg/l 0,0011 <0,0003 11 Dầu, mỡ mg/l <0,3 0,462
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Quảng Ninh) 3.2.3.2. Chất lượng nước mặt
Nhìn chung nguồn nước mặt khu vực Hạ Long đã bị cạn kiệt và nhiễm bẩn do hoạt động chặt phá rừng, khai thác than, đổ thải đất đá không có quy hoạch ở thượng nguồn nên nước tại các sông, suối bị đục, chất lượng nước và khối lượng nước được cấp đều bị suy giảm (Suối Hà Lầm, Suối Lại, Sông Diễn Vọng, moong Đôi Cây…). Ngoài ra nguồn nước này hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước có chứa nhiều bụi lơ lửng, chất thải rắn và bụi than. Mức nước ở hồ đã giảm sút làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm lượng nước đầu nguồn. Nhiều mỏ khai thác đang gây nên những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nước, làm giảm chất lượng nước và độ màu để nuôi thuỷ sản.
44
Bảng 3.5. Chất lượng nguồn nước suối Hà Lầm
TT Thông số Đơn vị Kết quả
QCVN 08- MT:2015/BTNMT 0 NM1 A1 A2 B1 B2 1 pH - 8,17 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Độ đục NTU 16,5 - - - - 3 Chất rắn lơ lửng mg/l 186 20 30 50 100 4 COD mg/l 53,4 10 15 30 50 5 BOD5 mg/l 31,2 4 6 15 25 6 Tổng nitơ mg/l 1,29 - - - - 7 Tổng phốt pho mg/l 0,245 - - - - 8 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/l <0,3 - - - - 9 As mg/l 0,0016 0,01 0,02 0,05 0,1 10 Hg mg/l <0,0003 0,001 0,001 0,001 0,002 11 Pb mg/l 0,0017 0,02 0,02 0,05 0,05 12 Cd mg/l <0,0006 0,005 0,005 0,01 0,01 13 Fe mg/l 1,8764 0,5 1 1,5 2 14 Cu mg/l <0,004 0,1 0,2 0,5 1 15 Coliform MPN/100ml 450 2500 5000 7500 10000
45
Bảng 3.6. Chất lượng nguồn nước suối Lại
TT Thông số Đơn vị Kết quả
QCVN 08- MT:2015/BTNMT NM2 A1 A2 B1 B2 1 pH - 5,24 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 6,66 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 Độ đục NTU 9,54 - - - - 4 Mùi - KKC - - - - 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 89,9 20 30 50 100 6 Độ màu Pt/Co 13 - - - - 7 COD mg/l 58,2 10 15 30 50 8 BOD5 mg/l 36,6 4 6 15 25 9 NO3- mg/l 1,325 2 5 10 15 10 NO2- mg/l 0,22 0,05 0,05 0,05 0,05 11 NH4+ mg/l 0,157 0,3 0,3 0,9 0,9 12 Tổng dầu, mỡ mg/l <0,3 0,3 0,5 1 1 13 As mg/l 0,0004 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Hg mg/l <0,0003 0,001 0,001 0,001 0,002 15 Pb mg/l 0,0015 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Cd mg/l <0,0006 0,005 0,005 0,01 0,01 17 Fe mg/l 1,8546 0,5 1 1,5 2 18 Cu mg/l <0,004 0,1 0,2 0,5 1 19 Zn mg/l 0,0215 0,5 1 1,5 2 20 Cr (VI) mg/l <0,0007 0,01 0,02 0,04 0,05 21 Coliform MPN/100ml 200 2500 5000 7500 10000
46
Bảng 3.7. Chất lượng nguồn nước sông Diễn Vọng
TT0 Thông số Đơn vị Kết quả
QCVN 08- MT:2015/BTNMT NM3 A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,68 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 6,85 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 Độ đục NTU 12,51 - - - - 4 Mùi - KKC - - - - 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 172 20 30 50 100 6 Độ màu Pt/Co 16 - - - - 7 COD mg/l 42,3 10 15 30 50 8 BOD5 mg/l 26,7 4 6 15 25 9 NO3- mg/l 0,931 2 5 10 15 10 NO2- mg/l 0,124 0,05 0,05 0,05 0,05 11 NH4+ mg/l 0,163 0,3 0,3 0,9 0,9 12 Tổng dầu, mỡ mg/l <0,3 0,3 0,5 1 1 13 As mg/l 0,0003 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Hg mg/l <0,0003 0,001 0,001 0,001 0,002 15 Pb mg/l <0,0007 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Cd mg/l <0,0006 0,005 0,005 0,01 0,01 17 Fe mg/l 1,9 0,5 1 1,5 2 18 Cu mg/l <0,004 0,1 0,2 0,5 1 19 Zn mg/l 0,0133 0,5 1 1,5 2 20 Cr (VI) mg/l <0,0007 0,01 0,02 0,04 0,05 21 Coliform MPN/100ml 250 2500 5000 7500 10000
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Quảng Ninh)
Các nguồn nước mặt đã bị suy thoái hoặc ô nhiễm về chất lượng khá rõ nét. Hàm lượng các thành phần BOD, COD, TSS, Fe tăng cao vượt TCCP đối với chất
47
lượng nước mặt. Điển hình như một số khu vực: Suối Hà Lầm hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 1,86 lần, BOD cao gấp 2,01 lần và hàm lượng Fe cao gấp hơn 1,25 lần giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B2); Suối Lại hàm lượng BOD cao cấp hơn 2,44 lần, COD cao gấp gần 1,94 lần, TSS cao gấp gần 1,8 lần, hàm lượng Fe cao gấp 1,24 lần, nitrit cao gấp 4,4 lần QCVN 08: 2008/ BTNMT - B2; Sông Diễn Vọng TSS cao gấp 3,44 lần, COD cao gấp gần 3 lần, hàm lượng Fe cao gấp hơn 1 lần... giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT (B2).
3.3.3.3. Chất lượng nước ngầm
Hoạt động khai thác than đã làm thay đổi mực nước ngầm và sự vận động của nó, làm giảm chất lượng nước trong các tầng chứa nước nằm nông, ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm. Mực nước ngầm ở Hạ Long đã bị hạ thấp và có nơi nước nhiễm mặn (giếng khoan QH01 và QH02 của Công ty than Quang Hanh; giếng khoan TNĐM của Công ty TNHH MTV than Tây Nam Đá Mài; LK106 của Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh; LK01 của Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Hạ Long…). Điều này làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong vùng. Trước đây có 6 giếng khoan làm việc 3 ca/ngày, cung cấp 7.200 m3/ng. Đến nay các giếng khoan chỉ còn làm việc có 2 ca/ngày thậm chí 1 ca/ngày nhưng nước vẫn thiếu và bị nhiễm mặn.
Trong môi trường mỏ than nước ngầm có đặc tính riêng biệt: có tính xâm thực đối với kim loại đen. Chất lượng nước ngầm như: nước trong không mầu, vị nhạt nhưng hơi tanh, dọc các vết lộ để lại các váng sắt mầu vàng đỏ; nước có tính axít đến trung tính pH 4,7 - 7,1; độ cứng của nước từ 3,7 - 7,6, độ cứng thuộc loại mềm đến mềm vừa ; nước mỏ chảy qua than nên hàm lượng các ion có tính xâm thực như: Cl- , SO42- rất cao.
3.2.3.4. Chất lượng nước biển
Hiện nay nước vịnh Hạ Long đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các hoạt động công nghiệp, cảng và giao thông chưa được giám sát nghiêm ngặt về qui chế thải. Việc vận chuyển than ven biển bằng các xà lan làm ô nhiễm nước biển bởi than bị tràn ra. Các thuyền đánh cá của ngư dân thải chất thải sinh hoạt bừa bãi.
48
Dầu thải từ các tầu, thuyền. Dầu có thể tạo thành lớp mỏng trên mặt nước và có thể gây hại đối với việc trao đổi lượng oxy của nước với không khí.
Than sau khi khai thác phải qua sàng tuyển để thành sản phẩm có giá trị sử dụng và thương mại. Nước thải từ các nhà máy tuyển than là rất lớn, nhưng chưa được xử lý triệt để theo đúng yêu cầu thiết kế, khi thải ra biển mang theo khối lượng than dạng huyền phù và các kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước biển. Qua khảo sát thấy, tại đây nước có hàm lượng kim loại nặng khá cao, rất độc với tôm cá và thuỷ sinh vật.
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ tại một số cảng
TT Vị trí quan trắc Thông số pH Coliform (MPN/100ml) Dầu mỡ (mg/l) 1 Cảng Cái Lân 7,8 37 0,07 2 Cảng du lịch Tuần Châu 8,25 18 0,08 QCVN10-MT:2015/BTNMT 6,5-8,5 1.000 0,5
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Quảng Ninh)
3.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường
3.1.4.1. Ảnh hưởng do khai thác đổ đất đá thải * Biến đổi địa hình và cảnh quan:
Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên. Đất đá thải phần lớn đổ bãi thải ngoài. Năm 2019, sản xuất than đạt 45 triệu tấn than nguyên khai, đã thải ra khoảng 250 triệu m3 đất đá, tập trung tại các bãi thải lớn như bãi thải Núi Béo, Đông Cao Sơn, Khe Rè, Dương Huy... Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi ở Cọc Sáu cao 280m, Nam Đèo Nai có độ cao 250m, Đông Cao Sơn cao 250m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 280m... và nhiều bãi thải trên các sườn đồi, bãi thải thường có sườn dốc tới 350. Trên các mỏ khai thác than không tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt, chưa kịp thời thực hiện hoàn nguyên môi trường nên phần lớn đã gây phá vỡ cảnh quan, thảm thực vật, hố đất, mỏm đá nham nhở...
49
sâu từ -75 m đến -165 m dưới mực nước biển đã tạo nên những biến đổi lớn về địa mạo khu vực, khó có thể hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc mỏ.
* Suy thoái rừng:
Tỷ lệ rừng che phủ của Hạ Long bị suy giảm một cách nghiêm trọng do hoạt động khai thác mỏ, đổ thải và trôi lấp... Rừng tự nhiên bị giảm mạnh nhất có nơi tới 70 - 80%. Thành phố Hạ Long chỉ còn rừng nguyên sinh trên núi đá vôi khu vực Đèo Bụt...
* Xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất:
Hiện tượng xói mòn, rãnh xói và trượt lở xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than, tuyến đường vận chuyển và đặc biệt là trên các khu vực đổ thải. Đặc biệt, các bãi đất đá thải cao tới vài trăm mét và những bãi thải tuy nhỏ nhưng có vị trí trên sườn đồi luôn là những nguy cơ đe doạ gây nên sạt lở lớn, lũ tích làm nguy hại đến tính mạng, phá huỷ nhà của, hoa màu của nhân dân và các công trình giao thông các khu vực dưới chân bãi thải hoặc dưới hạ lưu.
Các khối trượt có thể có thể tích từ 500 – 2000 m3 đất đá và thường hay xuất hiện ở những mỏ lộ thiên lớn như Núi Béo, Hà Tu... Việc chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng địa chất địa động lực và tai biến khác cho vùng. Đây là những nguy cơ đe doạ gây nên sạt lở lớn, lũ tích, làm nguy hại đến tính mạng, phá huỷ nhà cửa, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng.
3.2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước * Ảnh hưởng đến nguồn nước mặt:
Vấn đề ô nhiễm nước và tác hại của nước thải: Thành phố Hạ Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội quan trọng của tỉnh và quốc gia như khai thác khoáng sản, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, các ngành dịch vụ...
Hoạt động khoáng sản là một trong những lĩnh vực phát triển kinh tế quan trọng trên địa bàn tỉnh đã diễn ra hàng trăm năm. Trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển tăng vọt. Sự tăng trưởng của lĩnh vực hoạt động khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động và dân sinh (kể cả ở các vùng đô thị và nông thôn); làm suy thoái
50
các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác như cảnh quan môi trường, tài nguyên rừng, các nguồn nước, tài nguyên đất, các hệ sinh thái trên các lưu vực và vùng cửa sông, ven biển ...
Hoạt động khai thác than tại các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cảnh quan xung quanh các vùng mỏ. Nhiều khảo sát và nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và các ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế, xã hội và hệ sinh thái. Có thể khái quát như sau: phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, làm ô nhiễm môi trường không khí, làm nguồn nước bị ô nhiễm, gây bồi lắng các dòng suối và cửa sông ven biển, trượt lở đất đá, xói mòn đất… làm ảnh hưởng tới mỹ quan, cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp tới khu du lịch ven biển đối với khu vực Hạ Long như: Vịnh Hạ Long, sông Cửa Lục, suối Lại…
Hoạt động khai thác than bao gồm các khâu công tác chủ yếu: Khai thác, sàng tuyển, chế biến, tàng trữ và vận chuyển than. Các khâu công tác này là nguồn phát sinh những tác động xấu đến môi trường.
Theo điều kiện địa hình khu vực Hạ Long, các mỏ than vùng Hạ Long được phân chia thành hai khu vực có các tính chất đặc thù khác nhau về điều kiện khai thác, giao thông vận tải cũng như tính chất của hệ thống thoát nước và được phân chia: Nước thải từ các mỏ than vùng Hạ Long có hướng thoát nước về phía Nam qua các hệ thống suối khu vực bao gồm 2 suối chính:
- Suối Lại: Suối Lại chảy từ khai trường Bắc Bàng Danh ra vịnh Hạ Long
Đoạn suối chảy qua khai trườn Bắc Bàng Danh có chiều rộng lòng suối từ 4,5 6m. Trắc diện dọc tương đối bằng phẳng, lòng suối có nhiều cát, sỏi. Độ sâu của nước từ 0,3 09 m, thay đổi theo mùa. Vào mùa khô lưu lượng nước thấp nhất đo được của suối khoảng 0,3m3/s. Vào mùa mưa suối tiếp nhận nước mưa từ các triền đồi trong khu vực lưu lượng nước tăng cao (10,72m3/s) có thể gây lũ.
- Suối Hà Lầm: Suối Hà Lầm chảy từ Tây Nam lên Đông Bắc có lòng suối
hẹp và dốc. Hiện nay, do tác động của việc khai thác than tại thượng lưu dòng suối nên lòng suối đang bị thu hẹp lại. Đồng thời, trên dòng suối tồn tại các đập
51
chắn do dân đắp nhằm tận thu than từ các nguồn nước thải của các mỏ khai thác than trong khu vực. Do đó, suối Hà Lầm hiện nay hầu như không có nước về mùa khô. Về mùa mưa, lượng nước đổ về lớn nhưng cũng rút rất nhanh và suối lại trở về trạng thái khô cạn. Lưu lượng nước Q=0,045 l/s 2.688 l/s
* Ảnh hưởng của nước thải khai thác mỏ:
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khoáng sản tới nguồn nước (khả năng tiêu thoát, chế độ thủy văn, lưu lượng hồ chứa...) và sự biến đổi thành phần hóa học của nguồn nước, các nhà khoa học đã xác định những nguyên nhân và xây dựng giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước trong khu vực khai thác, đồng thời tránh được những tác động tới môi trường xung quanh.
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô