Ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động khai thác than hầm lò đến mô

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tác động của việc xả nước thải từ hoạt động khai thác than hầm lò vào nguồn nước mặt vùng Hạ Long và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 62 - 66)

trường nước

3.2.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước mặt

Suối Hà Lầm, suối Lại chịu tác động từ nhiều nguồn thải từ các mỏ than trên địa bàn (nước thải mỏ, nước rửa trôi bãi thải) cũng như từ hoạt động dân sinh ven lưu vực. Các kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước và suối Lại không đáp ứng yêu cầu theo hạng B1 .

3.2.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm

Hoạt động khai thác than đã làm thay đổi mực nước ngầm và sự vận động của nó, làm giảm chất lượng nước trong các tầng chứa nước nằm nông, ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm.

55

Mực nước ngầm ở Hạ Long đã bị hạ thấp và có nơi nước nhiễm mặn (giếng khoan QH01 và QH02 của Công ty than Quang Hanh; giếng khoan TNĐM của Công ty TNHH MTV than Tây Nam Đá Mài; LK106 của Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh; LK01 của Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Hạ Long…). Điều này làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong vùng. Trước đây có 6 giếng khoan làm việc 3 ca/ngày, cung cấp 7.200 m3/ng. Đến nay các giếng khoan chỉ còn làm việc có 2 ca/ngày thậm chí 1 ca/ngày nhưng nước vẫn thiếu và bị nhiễm mặn.

Trong môi trường mỏ than nước ngầm có đặc tính riêng biệt: có tính xâm thực đối với kim loại đen. Chất lượng nước ngầm như: nước trong không mầu, vị nhạt nhưng hơi tanh, dọc các vết lộ để lại các váng sắt mầu vàng đỏ; nước có tính axít đến trung tính pH 4,7 - 7,1; độ cứng của nước từ 3,7 - 7,6, độ cứng thuộc loại mềm đến mềm vừa ; nước mỏ chảy qua than nên hàm lượng các ion có tính xâm thực như: Cl- , SO42- rất cao.

3.2.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường chất lượng nước biển ven bờ

Do đặc điểm tự nhiên, địa hình và phân bố dân cư nên chất lượng nước biển khu vực Quảng Ninh bị ảnh hưởng theo mùa và bởi các dòng chảy từ đất liền, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên bờ và ngoài khơi. Hiện nay, vùng ven biển Quảng Ninh đã và đang chịu sức ép về ô nhiễm môi trường do tác động của các nguồn thải công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất than trên các cảng và vận chuyển than trên biển, chất thải sinh hoạt, hoạt động lấn biển, các hoạt động vận tải thuỷ, cảng biển và sự phát triển mạnh của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển gây ra.

Chất lượng nước vịnh Hạ Long: Quan trắc và phân tích các thông số khu

vực các bãi tắm cho thấy: chất lượng nước biển ven bờ khu vực bãi tắm nhìn chung tốt. Tuy nhiên công tác thu gom và xử lý nước thải khu vực này cho đến nay đã được hoàn thiện và thực hiện tốt nên đã hạn chế tối đa tình trạng nước thải sinh hoạt xả trực tiếp ra biển, các thông số gây ô nhiễm phân tích được cao hơn so với các khu vực khác song vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 10- MT:2015/BTNMT.

56

Bảng 3.10. Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ

TT Vị trí quan trắc pH DO (mg/l) TSS (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 Tuần Châu 7,7 5,7 20,5 120 2 Cảng Cái Lân 7,5 4,4 37,8 80 3 Sông Cửa Lục 7,8 4,3 50,1 90 4 Cảng Thái Hưng 7,4 4,2 40,9 410

5 Cửa sông Trới 8,0 5,8 18,9 72

QCVN 10-MT:2015/BTNMT 6,5-8,5 ≥ 4 50 1.000

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Quảng Ninh) 3.3.5.4. Ô nhiễm môi trường nước và suy thoái tài nguyên nước

Môi trường nước thượng nguồn và lân cận các khu vực có khai thác than cũng bị ô nhiễm mạnh. Lượng nước thải từ các mỏ than ước tính khoảng 70 - 75 triệu m3/năm, làm suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm. Nhiều nhánh sông, suối, hồ, đập bị bồi lấp, mất nguồn sinh thuỷ và suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước như: Các sông Diễn Vọng, Cửa Lục, các hồ nước khu vực huyện Đông Triều (Hồ Nội Hoàng, Bến Châu, Khe Ươn)...v.v. Chất lượng môi trường nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các sinh vật thuỷ sinh và đa dạng sinh học các khu vực cửa sông, ven biển, thoái hoá đất nông nghiệp và giảm năng suất cây trồng, phát sinh dịch bệnh.

3.3.5.5. Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh

Địa hình khu vực Hạ Long là đồi núi thấp dốc nên hệ thống sông suối ở đây gần như cạn về mùa khô. Chính vì điều này làm cho hệ sinh vật dưới nước ít đa dạng và nghèo nàn. Hệ sinh thái thủy sinh ở sông suối như cua, cá, ốc, gọng vó nhỏ, gọng vó chân dài. Thực vật trong suối chỉ còn tảo Lục, một số loài cỏ dại, cây dại mọc hai bên bờ suối đều là các loại ít có giá trị kinh tế. Do đó các hoạt động khai thác và xả thải của các Công ty trong vùng ảnh hưởng không đáng kể tới hệ sinh thái thủy sinh của nguồn nước tiếp nhận.

3.2.5.6. Tác động tới người công nhân lao động và đời sống sinh hoạt của dân cư lân cận

57

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường có tác động mạnh không chỉ tới người lao động trực tiếp, mà còn tác động đến sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt của nhân dân bản địa.

Môi trường lao động ở hầu hết các khu vực có hoạt động khoáng sản bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp do bụi của công nhân mỏ Quảng Ninh khá cao so với toàn quốc. Số người mắc bệnh bụi phổi silíc chiếm khoảng gần 50% so với toàn quốc. Bệnh viêm phế quản mãn tính chiếm 60%, lao 4 - 5%, nhiều công nhân mỏ bị điếc nghề nghiệp do tác động của tiếng ồn và tổn thương cục bộ xương, khớp và hệ thần kinh do làm việc thường xuyên với máy móc thiết bị có độ rung lớn.

Những khu vực có hoạt động khai khoáng gần nơi tập trung dân cư như mỏ than Hà Lầm, mỏ than Núi Béo, nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng, nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai, mỏ Mông Dương... đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dân sinh. Các tuyến đường vận chuyển than đi qua các khu vực dân cư và đô thị, cắt ngang đường quốc lộ 18 đều gây trở ngại không nhỏ tới sinh hoạt của các khu vực dân cư lân cận và cả tới giao thông công cộng.

3.2.5.7. Nguyên nhân gây suy thoái nguồn nước

Nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh các khu vực hoạt động khoáng sản sử dụng làm nguồn cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đang bị suy giảm về trữ lượng và ô nhiễm, suy thoái về chất lượng do 2 nhóm nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân về quản lý: Từ những năm 80 đến nay, hoạt động khoáng sản phát triển mạnh, nhưng thiếu tổ chức và quản lý chặt chẽ, xuất hiện nhiều tổ chức không chuyên và nạn khai thác tự do, các địa phương chưa có quy hoạch sử dụng khoáng sản phù hợp, lực lượng quản lý tài nguyên và môi trường qúa mỏng, phương thức và biện pháp quản lý chưa thích hợp, dân trí thấp, kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, thiếu tổ chức , không quản lý được quá trình khai thác và đổ thải.

- Nguyên nhân về kĩ thuật và công nghệ: Trong hoạt động khai thác khoáng sản hầu hết đều dùng những thiết bị và công nghệ, chưa chú ý đến sự đồng bộ về

58

thiết bị và công nghệ bảo vệ môi trường. Hầu hết các mỏ thiết kế và xây dựng từ những thập niên 60 - 70 với qui mô về sản lượng quặng và khối lượng đất đá thải ít hơn nhiều so với hiện nay. Sau quá trình khai thác 30 - 40 năm, các bãi thải được quy hoạch với quy mô nhỏ, chưa tính đến các biến cố về quá tải đối với các bãi thải. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường và đất đá khi bị đào bới dễ bị tơi vụn, làm xuất hiện nguy cơ xảy ra trượt lở lớn vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tác động của việc xả nước thải từ hoạt động khai thác than hầm lò vào nguồn nước mặt vùng Hạ Long và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)