Mối quan hệ giữa các cấpquản trị tại một số tổ chức 1.Trong bộ máy Nhà nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ mối QUAN hệ GIỮA các cấp QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ tổ CHỨC (Trang 27 - 30)

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤPQUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC

2.3. Mối quan hệ giữa các cấpquản trị tại một số tổ chức 1.Trong bộ máy Nhà nước

2.3.1. Trong bộ máy Nhà nước

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, nó là bộ phận lớn nhất trong hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Ở đây chúng ta có thể nhìn rõ hơn được vấn đề

mà chúng ta đang đi phân tích về các mối quan hệ giữa các cấp quản trị với nhau.

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước.

Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính phủ...

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền

thi hành pháp luật.

Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối

ngoại.

- Thủ tướng là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ. - Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công và

chịu

trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công.

- Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Hội đồng nhân dân cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương

do luật

định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.

- Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị

quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên

giao.

Mỗi cấp giữa chức vụ cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm riêng được phân chia từ trên xuống dưới. Và điều không thể thiếu là mối quan hệ giữa họ phải hoạt động gắn kết và liền mạch với nhau để tuân thủ đúng theo luật. Nếu giữa họ cái mối liên kết này mất đi thì xem như bộ máy sẽ không hoạt động được.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ mối QUAN hệ GIỮA các cấp QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ tổ CHỨC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w