Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤPQUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC
3.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa các cấpquản trị trong quản trị tổ chức
3.1. Phương hướng, mục tiêu về công tác nâng cao mối quan hệ giữa các cấpquản trị trong quản trị tổ chức quản trị trong quản trị tổ chức
Một là, dự đoán, dự báo phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển của tổ chức trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung ứng luận cứ cho xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động cho tổ chức và kế hoạch phát triển nâng cao sự phối hợp về mối quan hệ giữa các cấp quản trị nhanh gọn và hiệu quả.
Hai là, rà soát và kiểm tra lại cơ cấu bộ máy tổ chức liệu đã phù hợp với thị trường hiện nay, các cấp quản lý đã thật sự phân chia phù hợp và đúng người đúng việc chưa? Đồng thời cần vạch ra nhiệm vụ cũng như vai trò cụ thể của từng cấp quản trị đầu tư đào tạo chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm nhằm hoàn thiện đội ngũ nhân lực cũng như sự bố trí sắp xếp trong tổ chức phải phù hợp, đúng người, đúng việc và hoàn thành đúng tiến độ công việc cho phép.
Ba là, phân chia mục tiêu theo nhiều cách khác nhau cụ thể như mục tiêu ngắn hạn là
phải để các cấp quản trị nắm bắt và tìm hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, chức năng mà mỗi cấp phải làm đồng thời phải giao lưu gặp gỡ nhau để cùng nhau bàn bạc các công việc sao cho ăn ý nhau. Bên cạnh ngắn hạn thì mục tiêu trung hạn cần phải cùng nhau xây dựng cơ chế làm việc sao cho nhanh gọn và chính xác nhất, hệ thống thông tin truyền xuống không bị nhiễu và xử lý kịp thời. Còn về mục tiêu dài hạn thì xây dựng nên mới quan hệ vững chắc giữa các nhà quản trị, cùng nhau tham gia đào tạo, bồi dưỡng vừa nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm và học thêm các kỹ năng mềm. Xây dựng các chế độ khen thưởng phù hợp để làm động lực thúc đẩy nhân viên.
Từ đó mới có thể xây dựng một tổ chức có tiếng nói chung, lớn mạnh và phát triển
3.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong quản trị tổchức chức
Vậy làm thế nào để dung hà áp lực thì rất cần các yếu tố như: giỏi tác nghiệp, có các phương pháp và phương thức cụ thể. Đồng thời không thể thiếu được đó là sự ủng hộ, đồng
thuận giữa các nhà quản trị các cấp với nhau để tìm ra tiếng nói chung nhất đồng lòng nhất
Các cấp quản trị cần phải xác định rõ được: số lượng các khâu lãnh đạo, quản lý sao cho vừa đủ để thực hiện các chức năng quản trị, cách quản lý cũng như cách làm việc của cá nhân nhà quản trị xem thật sự đã phù hợp với tình hình thực tế và tập thể hay chưa, thẩm
quyền và trách nhiệm cho từng khâu mà cấp mình quản trị và đặc biệt chú ý mối quan hệ qua lại giữa các cấp quản trị với nhau nhằm phối hợp kịp thời công việc.Bên cạnh đó cơ cấu các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối vừa phải có tính thích nghi đối với điều kiện thay đổi, phải có các hình thức kỷ luật nghiêm ngặt đối với từng mức độ vi phạm, để siết chặt kỷ cương cho các cấp quản trị cũng như ổn định cho tổ chức.
Khi tổ chức phát triển tới một mức độ nào đó, bạn có thể cần xem xét lại cách hoạt động và tổ chức nhân viên. Mỗi doanh nghiệp lại cần một sơ đồ tổ chức khác nhau để sắp xếp bố trí cũng như phối hợp với nhau một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Do vậy, điểm mấu chốt trong việc tạo nên một tổ chức thang bậc vững mạnh chính là
giao cho mỗi nhà quản lý những mục tiêu của phòng, ban nằm trong mục tiêu chung. Trước tiên cần phải chọn cơ cấu phù hợp chiến lược công ty, môi trường kinh doanh và cho phép doanh nghiệp của bạn hoạt động tối ưu là vô cùng quan trọng. Tiếp theo là chọn phong cách quản trị phù hợp nhất với bạn. Cách tốt nhất là bạn dung hòa giữa các phương pháp với nhau để áp dụng đối với nhân viên và đối với các cấp quản trị với nhau để tạo nên mối quan hệ phù hợp hiệu quả. Hãy tạo điều kiện tối đa để nhân viên của bạn yêu thích và hào hứng với công việc được giao nhưng vẫn cần ra những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Bên cạnh đó nên lắng nghe ý kiến của các cấp quản trị và nhân viên. Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của các nhà quản trị và nhân viên. Đồng thời đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích rõ ràng. Như vậy cho thấy nếu biết cách phối hợp và tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau ở các cấp quản trị sẽ giúp cho tổ chức được thống nhất và đem lại hiệu quả tốt.
KẾT LUẬN