Thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 51)

Bảng câu hỏi điều tra (đóng) gồm 2 phần:

Phần 1 : Phần chào hỏi, giới thiệu về cuộc nghiên cứu. Phần 2 : Phần câu hỏi khảo sát gồm

- Câu hỏi định tính : gồm 4 câu hỏi với thang đo định danh để đo lường sự khác biệt khi đánh giá các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên

- Câu hỏi định lượng : gồm 24 phát biểu ứng với 24 biến quan sát và được đo lường bằng thang đo khoảng Likert với 5 mức độ

Hoàn toàn không đồng ý

1 4.1.3 Kích thước mẫu:

Hoelter (1989) nhận thấy kích thước mẫu tới hạn phải là 200, Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho mỗi tham số cần ước lượng. Vì vậy, trong đề tài này, tôi chọn kích thước mẫu là 198 mẫu.

4.1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các sinh viên trường Đại học Nha Trang thông qua một bảng câu hỏi đóng. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích số liệu thu được.

Quy trình xử lý và phân tích số liệu: - Mã hóa dữ liệu

- Kiểm định Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp

- Phân tích nhân tố để sắp xếp lại các biến và loại bỏ các biến không phù hợp.

- Chạy mô hình hồi quy để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

4.2 PHÂN TÍCH MÔ TẢ:

4.2.1 Bảng thống kê giới tính các sinh viên tham gia phỏng vấn:Bảng 4.1 –Bảng thống kê số lượng sinh viên tham gia phỏng vấn Bảng 4.1 –Bảng thống kê số lượng sinh viên tham gia phỏng vấn

phân theo giới tính. gioi tinh

Valid nam

nu Total

Hình 4.2 : Đồ thị phân bố mẫu theo giới tính

Trong số 198 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 102 sinh viên nữ (chiếm 51.5%) và 96 sinh viên nam (48.5%). Tỷ lệ sinh viên nam nữ xấp xỉ bằng nhau nên không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

4.2.2 Bảng thống kê một số thương hiệu điện thoại mà sinh viên đang dùng:Bảng 4.2 –Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo một số thương hiệu điện thoại Bảng 4.2 –Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo một số thương hiệu điện thoại

mà các sinh viên đang dùng.

Valid nokia samsung LG Q-mobile FPT khác Total

Hình 4.3 : Đồ thị phân bố mẫu theo các thương hiệu điện thoại sinh viên đang sử dụng

Qua hình 4.2, ta thấy trong số 198 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 90 sinh viên (45.5%) đang sử dụng điện thoại nokia, 52 sinh viên (26.3%) dùng samsung, 13 sinh viên (6.6%) sử dụng LG, 14 sinh viên (7.1%) sử dụng Q-mobile, 8 sinh viên (4%) dùng nhãn hiệu FPT và 21 sinh viên dùng điện thoại của các hãng khác. Theo đó, nokia là nhãn hiệu điện thoại được các sinh viên sử dụng nhiều nhất. Điều này cũng có thể hiểu được vì các sản phẩm của nokia rất đa dạng, phong phú, tương đối bền và giá cả cũng tương đối thấp, phù hợp với sinh viên. Nokia và Samsung là 2 nhãn hiệu điện thoại rất được các bạn sinh viên ưa chuộng và sử dung nhiều hơn so với các nhãn hiệu điện thoại Việt Nam như Q-mobile, Viettel, FPT…

4.2.3 Bảng thống kê các mục đích sử dụng điện thoại của sinh viên:

Bảng 4.3 –Bảng thống kê số lượng các đáp án trả lời của sinh viên phân theo các mục đích sử dụng điện thoại.

Responses

Hình 4.4 : Đồ thị phân bố mẫu theo mục đích sử dụng điện thoại của sinh viên

Hình 4.3 cho thấy sinh viên chủ yếu sử dụng điện thoại cho việc nghe/gọi và nhắn tin với 175 lượt lựa chọn. Có 117 trả lời chọn sử dụng điện thoại để chụp hình, quay phim, 121 trả lời dùng điện thoại để nghe nhạc, 107 trả lời dùng để chơi game, 129 trả lời dùng điện thoại lướt web và 22 trả lời sử dụng điện thoại cho các mục đích khác. Theo đó, mục đích chủ yếu mà sinh viên sử dụng điện thoại là để liên lạc với người thân và bạn bè, giải trí (nghe nhạc, chơi game…), và lướt web để tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức…

4.2.4 Bảng thống kê các mức giá điện thoại mà sinh viên đang sử dụng:Bảng 4.4 –Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo giá điện thoại mà Bảng 4.4 –Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo giá điện thoại mà

sinh viên đang dùng.

Valid duoi 1 trieu

tu 1 den duoi 2trieu tu 2 den duoi 5 trieu tren 5 trieu

Total

Trong 198 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 55 sinh viên (27.8%) sử dụng điện thoại có giá dưới 1 triệu đồng, 75 sinh viên (37.9%) dùng điện thoại có giá từ 1 đến 2 triệu đồng, 62 sinh viên (31.3%) mua điện thoại với mức giá từ 2 đến 5 triệu đồng và có 6 sinh viên (3%) sử dụng điện thoại có mức giá trên 5 triệu đồng. Qua hình 4.4 có thể thấy rằng phần lớn sinh viên sử dụng điện thoại có mức giá 1 đến 2 triệu đồng. Sinh viên là những người chưa có thu nhập hay mức thu nhập thấp nênsinh viên thường chọn những điện thoại giá rẻ nhưng vẫn có thể thỏa mãn được nhu cầu giải trí của sinh viên. Vì thế những điện thoại với mức giá khoảng từ 1 đến 2 triệu là phù hợp với đa số sinh viên.

4.2.5 Bảng thống kê các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua điện thoại:

Bảng 4.5 –Bảng thống kê số lượng các đáp án trả lời của sinh viên phân theo các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua điện thoại.

Responses %

Hình 4.6 : Đồ thị phân bố mẫu theo các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua điện thoại

Trong hình 4.5, ta thấy yếu tố được nhiều sinh viên quan tâm nhất là chất lượng nghe gọi và độ bền của máy với 152 lượt lựa chọn. Bên cạnh đó, sinh viên còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác khi mua điện thoại như: giá của điện thoại với 116 trả lời; điện thoại nhiều chức năng, nhiều ứng dụng với 110 trả lời; mẫu mã của điện thoại với 78 trả lời; thương hiệu điện thoại với 58 trả lời; và các yếu tố khác với 27 trả lời. 4.3 KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA:

Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các phát biểu trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2002) nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, ta cần phải thỏa mãn được 3 điều kiện:

- Cronbach’s Alpha tổng > 0.6 (Nunnally, 1978, Peterson, 1994, Staler, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng tốt

- Corrected Item-Total Correlation của từng phát biểu liên quan đến biến tìm ẩn cần ước lượng phải > 0.3.

- Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng phát biểu phải < Cronbach’s Alpha tổng.

4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến đặc điểm thiết kế của điện thoại di động: của điện thoại di động:

Đặc điểm thiết kế của điện thoại gồm có 5 phát biểu:

- Khi mua điện thoại, tôi quan tâm đến kiểu dáng của điện thoại

- Khi mua điện thoại, tôi chọn điện thoại có bề ngoài đẹp, sang trọng và phù hợp với cá tính của tôi.

- Khi mua điện thoại, tôi thường chú ý đến kích thước của điện thoại - Khi mua điện thoại, tôi chọn những điện thoại có màn hình rộng nhưng kích cỡ điện thoại phải tương đối nhỏ, gọn để đút túi.

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.719 5

Cronbach’s Alpha = 0.719 > 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến đặc điểm thiết kế.

Item-Total Statistics

kieu dang dt kich thuoc dt man hinh rong mau sac ua thich be ngoai dep

Các phát biểu “kiểu dáng điện thoại, kích thước điện thoại, màn hình rộng, màu sắc ưa thích” có giá trị Corrected Item-Total Correlation nằm trong khoảng (0.6; 0.659) > 0.3 và có giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng phát biểu (0.589; 0.624) < Cronbach’s Alpha tổng (0.719), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

Còn phát biểu “bề ngoài ðẹp” có Corrected Item-Total Correlation = -0.013 < 0.3, không thỏa ðiều kiện, nên ta phải loại bỏ biến “Khi mua điện thoại, tôi chọn điện thoại có bề ngoài đẹp, sang trọng và phù hợp với cá tính của tôi”. Và tiến hành kiểm định lại.

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.829 4

Sau khi loại bỏ biến “Khi mua điện thoại, tôi thường chú ý đến kích thước của điện thoại (to, nhỏ, mỏng, dày)”, Cronbach’s Alpha tổng = 0.829 > 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến tiềm ẩn đặc điểm thiết kế.

Item-Total Statistics

kieu dang dt kich thuoc dt man hinh rong mau sac ua thich

Các phát biểu “kiểu dáng điện thoại, kích thước điện thoại, màn hình rộng, màu sắc ưa thích” có giá trị Corrected Item-Total Correlation nằm trong khoảng (0.616; 0.699) > 0.3 và có giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng phát biểu (0.765; 0.803) < Cronbach’s Alpha tổng (0.829), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến đăc điểm côngnghệ của điện thoại: nghệ của điện thoại:

Đặc điểm công nghệ của điện thoại gồm có 3 phát biểu:

- Khi mua điện thoại, tôi lựa chọn những điện thoại được tích hợp các công nghệ hiện đại như chụp ảnh, nghe nhạc, lướt web, kết nối 3G, GPS…).

- Khi mua điện thoại, tôi quan tâm đến những điện thoại mới có mặt trên thị trường.

- Khi mua điện thoại, tôi quan tâm đến dòng điện thoại thông minh (smartphone).

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.832 3

Cronbach’s Alpha = 0.832 < 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến đặc điểm công nghệ.

Item-Total Statistics

cong nghe hien dai dt moi xuat hien smartphone

Các phát biểu “công nghệ hiện đại, điện thoại mới xuất hiện, smartphone” có giá trị Corrected Item-Total Correlation của từng phát biểu nằm trong khoảng (0.648; 0.737) > 0.3 và có giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng phát biểu (0.721; 0.815) < Cronbach’s Alpha tổng (0.832), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

4.3.3 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến giá cả của điện thoại:

Giá điện thoại gồm có 4 phát biểu:

- Khi mua điện thoại, tôi lựa chọn những điện thoại có mức giá thấp.

- Khi chọn mua điện thoại, tôi thường chú ý đến những điện thoại đang được giảm giá.

- Khi chọn mua điện thoại, tôi quan tâm đến những điện thoại đang có chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

- Tôi chọn điện thoại vừa đáp ứng được nhu cầu của tôi, vừa có mức giá phù hợp với túi tiền của tôi.

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.660 4

Cronbach’s Alpha = 0.660 > 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến giá cả.

Item-Total Statistics

gia thap dt giam gia dt co khuyen mai gia phu hop

Các phát biểu “giá thấp, điện thoại giảm giá, điện thoại có khuyến mãi” có giá trị Corrected Item-Total Correlation nằm trong khoảng (0.570; 0.615) > 0.3 và có

giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng phát biểu (0.464; 0.505) < Cronbach’s Alpha tổng (0.660), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

Còn phát biểu “giá phù hợp” có Corrected Item-Total Correlation = 0.057 < 0.3, không thỏa điều kiện, nên ta phải loại bỏ biến “Tôi chọn điện thoại vừa đáp ứng được nhu cầu của tôi, vừa có mức giá phù hợp với túi tiền của tôi”. Và tiến hành kiểm định lại, ta có kết quả như sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.813 3

Sau khi bỏ biến “Tôi chọn điện thoại vừa đáp ứng được nhu cầu của tôi, vừa có mức giá phù hợp với túi tiền của tôi” và tiến hành kiểm định lại, ta thấy Cronbach’s Alpha tổng = 0.813 > 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến giá cả điện thoại.

Item-Total Statistics

gia thap dt giam gia dt co khuyen mai

Các phát biểu “điện thoại giá thấp, điện thoại giảm giá, điện thoại có khuyến mãi” có giá trị Corrected Item-Total Correlation của từng phát biểu nằm trong khoảng (0.624; 0.706) > 0.3 và có giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted trong khoảng (0.701; 0.785) > Cronbach’s Alpha (= 0.813), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

4.3.4 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến thương hiệu điện thoại: điện thoại:

Thương hiệu điện thoại gồm có 3 phát biểu:

- Tôi mua điện thoại của những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường. - Khi chọn mua điện thoại, tôi chọn những thương hiệu điện thoại quen thuộc, được nhiều người sử dụng.

- Khi mua điện thoại, tôi thường chọn những điện thoại mang thương hiệu Việt (Q-mobile, FPT, Viettel,…)

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.825 3

Cronbach’s Alpha = 0.825 > 0.6 cho thấy các phát biểu đã đưa ra có mối quan hệ với nhau và cùng giải thích cho biến thương hiệu điện thoại.

Item-Total Statistics

thuong hieu lon

thuong hieu quen thuoc thuong hieu Viet

Các phát biểu “thương hiệu điện thoại lớn, thương hiệu điện thoại quen thuộc, thương hiệu điện thoại Việt” có giá trị Corrected Item-Total Correlation của từng phát biểu nằm trong khoảng (0.634; 0.730) > 0.3 và có giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted trong khoảng (0.721; 0.814) < Cronbach’s Alpha tổng (= 0.825), có nghĩa là các phát biểu trên có quan hệ chặt chẽ với các các phát biểu còn lại.

4.3.5 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến ý kiến tham khảo khi mua điện thoại: khi mua điện thoại:

Các ý kiến tham khảo gồm có 4 phát biểu:

- Khi mua điện thoại, tôi tham khảo ý kiến của những người bán điện thoại. - Khi mua điện thoại, tôi thường tham khảo ý kiến của những người biết và am hiểu về điện thoại.

- Khi mua điện thoại, tôi thường tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, hoặc người quen.

- Khi mua điện thoại, tôi tham khảo thông tin về điện thoại trên các website, các quảng cáo…

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.824 4

Cronbach's Alpha tổng của các phát biểu liên quan đến biến ý kiến tham khảo = 0.824 > 0.6, có nghĩa các phát biểu đưa ra cho biến ý kiến tham khảo có ý nghĩa với nhau và cùng giải thích cho biến ý kiến tham khảo.

Item-Total Statistics

tham khao nguoi ban tham khao nguoi am hieu tham khao nguoi than, ban be tham khao web

Corrected Item-Total Correlation của các phát biểu “tham khảo người bán, tham khảo ý kiến người am hiểu điện thoại, tham khảo ý kiến người thân, bạn bè và tham khảo website, quảng cáo” nằm trong khoảng (0.560; 0.725) > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted của chúng nằm trong khoảng (0.741; 0.821) < Cronbach's Alpha tổng = 0.824, có nghĩa các phát biểu này có mối quan hệ với nhau.

4.3.6 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên: điện thoại di động của sinh viên:

Sự lựa chọn điện thoại của sinh viên gồm có 5 phát biểu: - Tôi đang dùng điện thoại có sử dụng công nghệ mới. - Tôi đang dùng điện thoại có kiểu dáng sành điệu, hiện đại. - Tôi đang sử dụng điện thoại giá rẻ.

- Tôi đang sử dụng điện thoại có thương hiệu nổi tiếng.

- Điện thoại tôi đang dùng được mua dưới sự góp ý của người khác. Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.704 5

Cronbach’s Alpha = 0.704 > 0.6, có nghĩa là các phát biểu liên quan đến biến sự

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w