CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Hiện tại ở thị trường Việt Nam, các nghiên cứu về thâu tóm và sáp nhập thường là các nghiên cứu định tính và một số ít các nghiên cứu là nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu này đều tập trung về mặt thông tin trên thị trường. Tức là, các nghiên cứu đó sẽ xem xét liệu trước và sau ngày xảy ra sự kiện thâu tóm doanh nghiệp thì tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu công ty thâu tóm sẽ biến động ra sau. Kết quả cho thấy rằng tỷ suất sinh lời của cổ phiếu có khuynh hướng giảm trước và sau khi xảy ra sự kiện thâu tóm doanh nghiệp (Nguyen và Le, 2011). Tuy nhiên, một số hướng nghiên cứu mới cho rằng thương vụ thâu tóm còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quy mô, phương thức thanh toán, và giá trị của doanh nghiệp (Sara, Frederik, và Rene, 2004; Ming và cộng sự, 2002; Kathleen, Jeffry, và Mike, 2002; Beishaar và cộng sự, 2001). Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của quy mô doanh nghiệp vì bản thân các nghiên cứu liên quan đến quy mô doanh
nghiệp vẫn chưa thể hiện rõ mối quan hệ điều chỉnh đối với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu bất thường trong giai đoạn xảy ra sự kiện. Các doanh nghiệp với quy mô
nhà quản trị cho nên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu sẽ bị thiệt hại do bởi việc theo đuổi các mục tiêu phi giá trị của doanh nghiệp (Sara, Frederik, và Rene, 2004) và các doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường tạo ra nhiều giá trị hơn trong các thương vụ thâu tóm (Sudarsanam, 1996; Högholm, 2016; Mittal et al., 2017; Kariuki, Muturi, và Kiragu, 2016; Thomas, 2019). Như vậy, nghiên cứu đi đến giả thuyết nghiên cứu là quy mô doanh nghiệp có tác động âm đến tỷ suất sinh lợi bất thường và các mức quy mô khác nhau của doanh nghiệp sẽ khiến cho tỷ suất sinh lợi biến động khác nhau.
Hypothesis: Quy mô doanh nghiệp có tác động âm đến tỷ suất sinh lợi bất thường lũy kế công ty thâu tóm.
Ảnh hưởng của quy mô Công ty Thâu tóm đến Suất sinh lợi bất thường từ các thương vụ Thâu tóm sáp nhập trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
Tóm tắt chương 2
Chương 2 tập trung vào các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty thâu tóm khi xảy ra sự kiện thâu tóm doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu nêu bật lên mối quan hệ của quy mô doanh nghiệp đối với biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong giai đoạn trước, trong, và sau thương vụ thâu tóm từ đó đi đến giả thuyết nghiên cứu là quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của doanh nghiệp và các doanh nghiệp với quy mô khác nhau sẽ có biến động tỷ suất sinh lợi trong giai đoạn thâu tóm khác nhau).