Nhóm các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan

a) Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả

của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Mặt khác, để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc cung ứng nguyên vật liệu phải kịp thời đầy đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Như vậy nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo được đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách với chi phí thấp nhất

b) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.

Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp phải chú ý phát triển nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để nhằm phát triển kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp nước đó.

c) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu, chính sách tiền tệ, ... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do

đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền , tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp nhà nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái ; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng...đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

d) Các yếu tố về văn hóa – xã hội

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của khách hàng và là nhân tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen của người tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các chính sách giá cả cũng như chính sách marketing phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

e) Đối thủ cạnh tranh

Khi một doanh nghiệp hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế hoạt động của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác. Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức sau: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối…

g) Khách hàng

Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp bán mà không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng... của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w