6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.1. Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh
tổng hợp của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận sau thuế
31
bình quân
4. Vốn chủ sở hữu bình
quân
5. Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) = ((2)/(3))*100
6. Tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu (ROE) = ((2)/(4))*100
7. Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu (ROS) = ((2)/(1))*100
Nhận xét:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm dần trong giai đoạn 2017 – 2020. Cụ thể:
Năm 2017 cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 6,63 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018 cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 5,53 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 1,1 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2017). Năm 2019 cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 3,78 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 1,75 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2018). Năm 2020 cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 3,34 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2019).
Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2020 của Công ty là thấp nhất trong toàn bộ giai đoạn khảo sát cho thấy công ty chưa khai thác được tài sản của mình một cách hiệu quả hoặc không tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà doanh nghiệp có. Công ty cần cải thiện ROA để giúp công ty đạt được hiệu quả trong sử dụng tài sản.
- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của HAIHACO tăng ở năm 2017 – 2018, từ năm 2018 đến năm 2020 thì giảm dần qua các năm. Cụ thể, ROE cao nhất vào năm 2018 (11,29%) và giảm dần vào năm 2019 (9,91%), năm 2020 (8,68%). Như vậy, có thể thấy rằng giai đoạn này, công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả. Công ty cần tập trung phát triển các sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao hơn trong sử dụng vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Trong kinh doanh, Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà cũng giống như các doanh nghiệp khác luôn mong muốn tạo ra doanh thu nhiều hơn để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. ROS là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời so với doanh thu.
Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của HAIHACO biến động tương tự tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, tăng từ 3,93% (năm 2017) và tăng lên 4,28% (năm 2018), giảm dần qua các năm tiếp theo, giảm xuống 3,89% (năm 2019), và thấp nhất là năm 2020 (2,77%).
ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao và ngược lại. Ngoài ra, tỷ suất này còn gián tiếp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp. ROS của công ty càng giảm chứng tỏ việc quản lý chi phí của Công ty còn rất kém và chưa hiệu quả dẫn tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
2.2.2. Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanhbộ phận của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà bộ phận của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà
a) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 - 2020 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1. Tổng tài sản bình quân 33 2. Tài sản
ngắn hạn bình quân 3. Tài sản dài hạn bình quân 4. Sức sản xuất của tổng tài sản 5. Tỷ suất
sinh lời của tổng tài sản
6. Sức sản
xuất của tài sản ngắn hạn
7. Tỷ suất
sinh lời của tài sản ngắn hạn
8. Sức sản
xuất của tài sản dài hạn
9. Tỷ suất
sinh lời của tài sản dài hạn
Nhận xét:
(1) Chỉ tiêu tổng tài sản bình quân
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp đã tăng lên qua các năm trong giai đoạn năm 2017 – 2020. Cụ thể, Năm 2018 tổng tài sản bình quân đạt 761,19 tỷ đồng (tăng 253,27 tỷ đồng, tăng 49,86% so với năm 2017). Năm 2019 tổng tài sản bình quân đạt 1080,85 tỷ đồng (tăng 319,66 tỷ đồng, tăng 41,99% so với năm
2018). Tổng tài sản bình quân năm 2020 đạt 1169,09 tỷ đồng (tăng 88,24 tỷ đồng, tăng 8,16% so với năm 2019).
Điều này cho thấy công ty đã quan tâm tới việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc mở rộng đầu tư thể hiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu như:
- Đầu tư theo chiều rộng được thể hiện thông qua doanh nghiệp đã khánh thành nhà máy mới tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
- Đầu tư theo chiều sâu như đầu tư các thiết bị máy móc, nhà xưởng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, cây xanh ở nhà máy mới tại khu công nghiệp ở Bắc Ninh...
(2) Sức sản xuất của tổng tài sản
Sức sản xuất của tổng tài sản giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019 và bắt đầu tăng trở lại vào năm 2020. Cụ thể, Năm 2017 với 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,69 đồng doanh thu thuần. Năm 2018, với 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,29 đồng doanh thu thuần, giảm 0,4 lần tương ứng giảm 23,67% so với năm 2017. Năm 2019, với 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,97 đồng doanh thu thuần. Như vậy, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2019 đã giảm xuống 0,5 lần (tương ứng giảm 24,81%) so với năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì sức sản xuất của tổng tài sản đã phục hồi trở lại, sức sản xuất của tổng tài sản đã đạt 1,21 lần – với mỗi 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,21 đồng doanh thu thuần (tăng 0,24 lần, tương ứng tăng 24,74% so với năm 2019). Đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty trong tương lai.
(3) Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản
Năm 2017, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 6,63 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2018, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 5,53 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2018 giảm 16,59% so với năm 2017. Năm 2019, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 3,78 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 3,34 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản giảm trong giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty chưa hiệu quả. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại này.
(4) Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Sự biến động của sức sản xuất tài sản ngắn hạn giống với sự biến động của sức sản xuất tổng tài sản đó là: giảm dần trong giai đoạn năm 2017 - 2019 từ 2,88 lần xuống
1,31 lần, và tăng trở lại vào năm 2020 là 1,61 lần. Tuy nhiên, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn luôn cao hơn sức sản xuất của tài sản dài hạn.
(5) Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Năm 2017, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 11,34 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức cao nhất trong 4 năm khảo sát. Năm 2018, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 8,53 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 5,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 có tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp nhất trong 4 năm khảo sát – công ty cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,45 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm dần qua các năm là dấu hiệu không tốt đối với công ty.
(6) Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm dần vào năm 2018 và tăng dần trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2017 công ty cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,07 đồng doanh thu thuần. Năm 2018, công ty cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 3,67 đồng doanh thu thuần (giảm 0,4 lần, tương ứng giảm 9,83% so với năm 2017). Năm 2019, công ty cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 3,78 đồng doanh thu thuần (tăng 0,11 lần, tương ứng tăng 3% so với năm 2018). Năm 2020, công ty cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,83 đồng doanh thu thuần (tăng 1,05 lần, tương ứng tăng 27,78% so với năm 2019).
(7) Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn giảm dần trong giai đoạn năm 2017 – 2020. Cụ thể, năm 2017 tỷ suất sinh lời là 15,98%, năm 2018 đạt 15,71%, năm 2019 đạt 14,73% và đến năm 2020 tỷ suất này chỉ còn 13,40%. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn lớn hơn tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn, điều đó cho thấy công ty sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả hơn tài sản ngắn hạn.
b) Phân tích các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 - 2020 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1. Vốn chủ sở hữu bình quân 36 2. Sức sản xuất
vốn chủ sở hữu 3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Nhận xét:
Qua phân tích bảng số liệu trên có thể thấy, vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 2017 – 2020 tăng dần qua các năm. Năm 2017, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 339,55 tỷ đồng. Năm 2018, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 372,50 tỷ đồng (tăng 32,95 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,70% so với năm 2017). Năm 2019, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 412,06 tỷ đồng (tăng 39,56 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,62% so với năm 2018). Năm 2020, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 449,98 tỷ đồng (tăng 37,92 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,20% so với năm 2019).
(1) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Năm 2017, với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 9,29 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, tăng lên 11,29 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 13,81% so với năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019 tỷ lệ này giảm xuống còn 9,91 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 12,22% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 8,68, giảm 12,41% so với năm 2019. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm là một dấu hiệu không tốt cho Công ty.
(2) Sức sản xuất vốn chủ sở hữu
Năm 2017, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2,53 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2018 là 2,64 đồng (tăng 0,11 lần, tương ứng tăng 4,35% so với năm 2017). Năm 2019, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 2,54 đồng doanh thu thuần nên sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2019 (giảm 0,1 lần, tương ứng giảm 3,79 % so với năm 2018). Năm 2020, mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 3,13 đồng doanh thu thuần nên sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2020 (tăng 0,59 lần, tương ứng tăng 23,23% so với năm 2019). Việc tăng trở lại sức sản xuất vốn chủ sở hữu là một dấu hiệu tốt cho Công ty.
c) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng
37
1. Tổng vốn kinh doanh bình quân 2. Vốn lưu động bình quân 3. Tỷ suất sinh
lời của vốn lưu động 4. Số lần luân chuyển vốn lưu động 5. Kỳ luân chuyển vốn lưu động 6. Vốn cố định bình quân 7. Sức sản xuất của vốn cố định 8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm: năm 2017 là 507,92 tỷ đồng; năm 2018 nguồn vốn kinh doanh bình quân là 761,19 tỷ đồng (tăng 253,27 tỷ đồng, tương ứng tăng 49,86% so với năm 2017); năm 2019 nguồn vốn kinh doanh bình quân là 1080,85 tỷ đồng (tăng 319,66 tỷ đồng, tương ứng tăng 41,99% so với 2018); năm 2020 nguồn vốn kinh doanh bình quân là 1169,09 tỷ đồng (tăng 88,24 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,16% so với năm 2019).
(1) Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động giảm dần qua các năm trong giai đoạn năm 2017 – 2020. Cụ thể: Năm 2017, công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 9,02 đồng lợi nhuận. Năm 2018, công ty cứ bỏ
ra 100 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 7,66 đồng lợi nhuận (giảm 15,08% so với năm 2017). Năm 2019, công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 4,70 đồng lợi nhuận (giảm 38.64% so với năm 2018). Năm 2020, công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 4,08 đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động giảm dần qua các năm là dấu hiệu không tốt đối với công ty, công ty cần đưa ra các biện pháp kịp thời để khắc phục.
(2) Số lần luân chuyển vốn lưu động
Số lần luân chuyển vốn lưu động giảm dần trong giai đoạn năm 2017 – 2019 và tăng trở lại vào năm 2020. Cụ thể, số lần luân chuyển vốn lưu động lần lượt là 2,30; 1,79; 1,21. Và số lần luân chuyển vốn lưu động tăng trở lại vào năm 2020 là 1,47 lần. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty trong tương lai.
(3) Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng dần trong giai đoạn năm 2017 – 2019 và giảm vào năm 2020. Cụ thể, kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2018 tăng 44,60 lần so với năm 2017, tương ứng tăng 28,49% so với năm 2017. Lần lượt với 2019 tăng 47,93% so với 2018. Năm 2020 giảm 52,62 lần, tương ứng giảm 17,49%.
(4) Sức sản xuất của vốn cố định
Sức sản xuất của vốn cố định năm 2017, công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 6,39 đồng doanh thu thuần. Năm 2018, công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì tạo ra 4,64 đồng doanh thu thuần (giảm 1,75 đồng doanh thu thuần, tương ứng giảm 27,39% so với năm 2017). Năm 2019, công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 4,93 đồng doanh thu thuần (tăng 0,29 đồng doanh thu thuần, tương ứng tăng 6,25% so với năm 2018). Năm 2020, công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 6,63 đồng doanh thu thuần (tăng 1,73 đồng, tương ứng tăng 35,09% so với năm 2019). Sức sản xuất của vốn cố định tăng trở lại là dấu hiệu tốt cho công ty trong tương lai.
(5) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định giảm dần qua các năm trong giai đoạn năm 2017 – 2020. Cụ thể: Năm 2017, công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 25,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018,