2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao tạ
Đà Nang
Căn cứ theo Điều 20 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của TAND cấp cao là: phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Bên cạnh đó là Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc
tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị
theo quy định của pháp luật tố tụng.
So với hệ thống tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2002, TAND cấp cao là một cấp tòa án mới được bổ sung tại Luật Tổ
chức Tịa án nhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 TAND cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nằng và thành phố Hồ Chí Minh. TAND cấp cao là một cấp tòa mới và là cơ quan xét xử cấp thứ 3 từ dưới lên trong hệ thống xét xử 4 cấp của Tòa án nhân dân Việt Nam được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. (Trước đây, hệ thống tòa án chỉ có ba cấp là TAND tối cao, TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện). Theo đó, các TAND cấp cao tiếp nhận nhiệm vụ, thẩm quyền của 3 tòa phúc thẩm, 5 tòa chuyên trách của Tòa án tối cao và Ủy ban Thẩm phán các tòa án cấp tỉnh. Đồng thời Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền dưới Tịa án nhân dân tối cao và trên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể nhận thấy TAND cấp cao thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như TAND tối cao.
Do đó, TAND cấp cao có chức năng xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng ba thẩm phán hoặc Hội đồng Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Như vậy TAND cấp cao sẽ làm phần lớn nhiệm vụ của TAND tối cao hiện nay.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang
Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao tại Đà Nằng bao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao; Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính, Tịa kinh tế, Tịa lao động, Tịa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp
cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa
chuyên trách
khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao; Bộ máy giúp việc.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang
TAND cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tịa, các Phó Chánh tịa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án, cơng chức khác và người lao động.
Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đê nghị của Chánh án TAND cấp cao. Số lượng thành viên ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nằng là 12 người, đảm bảo điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao sẽ là giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao theo quy định của pháp luật tố tụng.
Bộ máy giúp việc của TAND cấp cao gồm có Văn phịng và các đơn vị khác. Chánh án TAND tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của TAND cấp cao.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồngtín dụng của Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng tín dụng của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng
2.2.1. Những kết quả đạt được
Theo thống kê, các tranh chấp kinh doanh thương mại qua các năm có chiều hướng tăng lên tuy nhiên không thể hiện rõ thông qua số liệu vụ án được xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm ở TAND cấp cao tại Đà Nằng vì hầu hết đã được giải quyết xong ở cấp xét xử sơ thẩm. Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực tế tranh chấp đang xu thế ngày càng tăng cao hiện nay do tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Điều này gây khơng ít trở ngại đến kinh tế cả nước nói chung và thành phố Đà Nằng nói riêng. Dưới đây là bảng số liệu thống kê các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại từ năm 2016 - 2019 của TAND cấp cao tại Đà Nằng cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng các vụ án tranh chấp Kinh doanh thương mại
của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang từ năm 2016 - 2019
Năm 2016 2017 2018 2019
Số vụ 18 21 24 26
Nguồn: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Năng
Bảng 2.2: Thống kê số lượng giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang từ năm 2016 - 2019
Nă m Thụ lý (vụ) Số vụ án đã giải quyết Số vụ còn lại Tỷ lệ giải quyết (%) Xét xử Đình chỉ 2016 14 10 02 02 85,71 2017 17 08 06 03 82,35 2018 10 08 02 00 100 2019 13 07 05 01 92,30
Có thể thấy, kể từ năm 2016 - 2019, tranh chấp HĐTD ngân hàng đã luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 41,67% - 80,95%, trung bình 62,60%, tức là hơn một nửa) trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết trên tổng số tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp cao tại Đà Nằng. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của HĐTD ngân hàng là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong HĐTD ngân hàng thì bên cho vay chỉ có thể địi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác được giải quyết tại tòa án.
Mặt khác, trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ giải quyết các vụ tranh chấp HĐTD ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể năm 2016, số vụ án được giải quyết 12 vụ trong tổng số số vụ án được thụ lý là 14 vụ (chiếm 85,71%); trong năm 2018, số vụ án được giải quyết là 10 vụ trong tổng số vụ án được thụ lý là 10 (chiếm 100%); trong năm 2019, số vụ án được giải quyết 12 vụ trong tổng số thụ lý 13 vụ (chiếm 92,30%). Điều này thể hiện, chất lượng giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng của TAND cấp cao tại Đà Nằng luôn ở mức cao.
Cũng theo số liệu thống kê của TAND cấp cao tại Đà Nằng, các vụ án tranh chấp HĐTD đang có chiều hướng giảm xuống. Nguyên nhân cơ bản nhất của tình hình này là các ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn khi tiến hành cho vay. So với giai đoạn trước năm 2015, thì số vụ tranh chấp HĐTD ngân hàng đã bắt đầu chiếm tỉ lệ ít dần theo thời gian trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Sự giảm xuống này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay rằng HĐTD ngân hàng ngày càng được áp dụng pháp luật chặt chẽ, từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, việc thống kê này cũng chưa đầy đủ và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về tổng quan việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại thành phố Đà Nằng, vì trong thực tế không phải tranh chấp HĐTD ngân hàng nào cũng được các TCTD và khách hàng đưa ra tranh chấp tại tòa án mà tự thương
lượng giải quyết để vừa giữ quan hệ tốt với nhau, vừa giải quyết
nhanh chóng,
hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhằm giảm thiểu thiệt hại vật chất và giữ uy tín
của các bên.
Qua thực tiễn xét xử, TAND cấp cao tại Đà Nằng đã đạt được những kết quả nhất định cho thấy:
Thứ nhất, TAND cấp cao tại Đà Nằng với đội ngũ thẩm phán và thư ký
thường trực tạo điều kiện giúp tiếp nhận hồ sơ, xử lý các vụ án, không để bị tồn đọng quá nhiều vụ án.
Thứ hai, trình độ chun mơn của các thẩm phán TAND cấp cao tại Đà
Nằng luôn được tăng cường, nâng cao chất lượng xét xử giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp HĐTD ngân hàng nói riêng. Ngồi ra cịn có sự phân cơng chun trách cho các thẩm phán trong lĩnh vực cụ thể để các thẩm phán có điều kiện được nghiên cứu chun sâu, tích lũy kinh nghiệm, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng xét xử.
Thứ ba, trong công tác giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, TAND
cấp cao tại Đà Nằng đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thống kê các loại
tháng, năm theo mẫu mới do TAND tối cao phát hành. Bên cạnh đó, cơng tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, công tác phịng cháy, chữa cháy cũng được đảm bảo an tồn.
Thứ năm, công tác giải quyết án được thực hiện tốt với chất lượng đảm
bảo. Trên tinh thần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, nâng cao chất lượng tố tụng, tranh tụng tại phiên tòa; thể hiện đúng tinh thần của cải cách tư pháp, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng xét xử tại phiên tịa, đặc biệt là phần tranh tụng cơng khai, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng thể hiện vai trò của chủ tọa trong phiên tòa; trong phần
tranh luận thể hiện tính đầy đủ, bình đẳng của những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Việc xét xử tại TAND cấp cao tại Đà Nằng thực hiện đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; Quyết định, bản án đưa ra hợp tình, hợp lý.
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động giải quyết đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng của TAND cấp cao tại Đà Nằng cịn chưa thực sự có hiệu quả do vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là:
Thứ nhất, tình trạng kháng cáo đối với các bản án vẫn còn nhiều do
khơng ít bản án, quyết định được tuyên trong các phiên tòa xét xử phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nằng có nội dung khác biệt với bản án, quyết định của vụ án ở cấp xét xử sơ thẩm khiến các bên đương sự hoang mang, không đồng ý với phán quyết của tịa án, từ đó tiếp tục kháng cáo, kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp gây tốn thời gian và chi phí cho việc tiến hành thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó cũng cịn những bản án bị hủy, bị sửa, có những sai sót trong quá trình xét xử được thống kê rút kinh nghiệm sau khi vụ việc đã giải quyết xong.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, nhiều
thẩm phán nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan, thậm chí cịn xác định sai tư cách tố tụng của đương sự hoặc triệu tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm thủ tục tố tụng bị hỗn hoặc bản án được tun bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng.
Thứ ba, công tác thụ lý và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm còn chậm,
nhiều bản án phúc thẩm giải quyết chưa thoả đáng, việc phát hiện những thiếu sót của tồ án sơ thẩm chưa tiến hành kịp thời để đưa ra những giải pháp khắc phục. Vẫn còn những bản án phúc thẩm bị khiếu nại còn. Việc tố tụng chậm, sai, phiền hà đã ảnh hưởng tiêu cực tới các bên trong HĐTD như việc không thu hồi được vốn cho vay ảnh hưởng tới hoạt động của TCTD, việc tranh chấp
kéo dài có thể làm cho bên vay phải trả thêm những khoản lãi phát
sinh ảnh
hưởng đến việc trả nợ.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ TAND cấp cao hiện nay còn thiếu về số lượng và
còn chưa đảm bảo về năng lực, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giải quyết các tranh chấp.
Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp cơ sở vật chất
vào hoạt động của tồ án cịn nhiều hạn chế. Quá trình giải quyết các tranh chấp cịn mất nhiều thời gian, nhiều loại chi phí, nhiều đầu mối trung gian trong khi đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động trở lại bình thường.
2.3.3. Nguyên nhân
Một là, hệ thống pháp luật ngân hàng còn nhiều hạn chế và bất cập trong
các quy định điều chỉnh nội dung HĐTD ngân hàng cũng như quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, hạn chế về các quy định cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay và pháp luật đăng kí giao dịch bảo đảm cịn chưa phù hợp. Do đó khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên tòa án thường gặp khó khăn trong việc xem xét tính pháp lý của HĐTD ngân hàng vì sự thiếu hụt rõ ràng trong các quy định pháp luật nội dung.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Việc giải quyết các tranh chấp về HĐTD ngân hàng hiện nay được quy định khá nhiều trong các văn bản pháp luật: Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự và lại có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới luật như quy chế cho vay, pháp luật bảo đảm tiền vay hay pháp luật đăng kí giao dịch bảo đảm. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành, hoặc nhiều quy định nội dung và hướng dẫn chi tiết thi hành chồng chéo, chưa rõ ràng nên không thực hiện được trên thực tế hoặc được áp dụng không thống nhất trong hệ thống cơ quan tư pháp.
Ngồi ra, một số văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài nhưng nhiều quy định trong các văn bản đó chưa được Tồ
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ
quan hữu
quan trong phạm vi thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết
thi hành nên có tình trạng TAND các cấp áp dụng không thống nhất và kết quả các bản án hoàn toàn trái ngược nhau giữa các cấp tồ án. Đây là một khó
khăn lớn hạn chế q trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng và chính xác.
Hai là, do khối lượng công việc khá lớn, số lượng án thụ lý trên nhiều