Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 37)

tín dụng tại Tịa án

Thứ nhất, các quy định của pháp luật cần được hoàn thiện nhằm hạn chế

tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, trong đó nên tập trung:

Một là, cần hoàn thiện quy định của pháp luật về lãi suất cho vay trong

hợp đồng tín dụng. Việc ban hành BLDS năm 2015 đã sửa đổi về phần lãi suất, thì cần có thêm những quy định rõ về khái niệm các loại lãi suất, cách tính lãi suất để tránh các tổ chức tín dụng lách luật nghĩ ra các khoản phí, phụ phí khác để thu từ khách hàng khi việc thực hiện nghĩa vụ HĐTD quá hạn. Cũng cần phải cân nhắc điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và dự liệu “những trường hợp khác do pháp luật quy định” để không gây mâu thuẫn trong luật.

Hai là, các quy định pháp luật về đảm bảo thanh toán và xử lý tài sản

đảm bảo cần phải chặt chẽ và có tính thống nhất. Vì vẫn cịn nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia HĐTD từ đó dẫn đến tranh chấp. Pháp luật cũng cần có các quy định cụ thể về việc cơ quan thẩm quyền thực thi vai trị của mình. Thống nhất giữa các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay với các bộ phận pháp luật khác có liên quan như pháp luật về sở hữu, pháp luật về đất đai, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án góp phần quan trọng trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, có quy định cụ thể cho việc thi hành các bản án liên quan đến TCTD tránh việc khách hàng bị lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án. [14, tr. 47]

Ba là, các quy định về chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản cần phải xác

định rõ ràng. Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản. Do đó, pháp luật cần quy định điều kiện đối với hộ gia đình khi thế chấp Quyền sử dụng

đất, cụ thể: BLDS cần xác định các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý

của hộ

gia đình xác lập các quyền về tài sản cho hộ gia đình đó. Luật đất đai cần xác

định tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp nào thì xác định là chung

của cả hộ gia đình và riêng cho một thành viên trong hộ gia đình. Bên

cạnh đó

pháp luật cần bổ sung các quy định về quản lý đăng ký thành viên hộ gia đình

nhằm xác định tư cách thành viên hộ gia đình, qua đó tạo thuận lợi cho

hộ gia

đình khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Bốn là, cần quy định cụ thể về điều kiện riêng đối với động sản và tài sản

hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp. Quy định các điều kiện cụ thể đối với từng loại tài sản hình thành trong tương lai được phép thế chấp và có cơ chế để tiến hành đăng ký tạm thời đối với tài sản đó.

Năm là, pháp luật cần bổ sung quy định về những loại tài sản khơng thể

thế chấp, cần có quy định hướng dẫn mang tính chất “khoanh vùng” những tài sản khơng thể dùng để thế chấp để tránh gây nhầm lẫn và không làm mất thời gian của bên nhận thế chấp khi thẩm định tính hợp pháp của tài sản.

Sáu là, hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ. Trong

thực tế, có rất nhiều yêu cầu giao nộp chứng cứ của đương bị từ chối vì nhiều lý do bởi các cơ quan, tổ chức liên quan. Vì vậy đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu tòa án thu thập. Do đó, cần có chế tài cụ thể để xử lý các tổ chức, cá nhân không hợp tác trong việc cung cấp, chứng cứ phục vụ cơng tác xét xử của tịa án.

Thứ hai, bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh

chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng. Để tiết kiệm thời gian cho đương sự thì với những tranh chấp HĐTD ngân hàng mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ án tranh chấp khơng có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì tịa án có thể khẳng định được tính xác thực và độ tin cậy của các thơng tin trong các

văn bản đó. Do vậy, tịa án khơng phải mất nhiều thời gian để điều

tra, xác

minh mà vẫn có thể giải quyết được đúng pháp luật các tranh chấp đó, đảm

bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả theo một thủ tục rút gọn hơn so với

thủ tục

theo pháp luật hiện hành.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

3.2.1. Đối với Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang

Thứ nhất, tăng cường năng lực chuyên mơn cho cán bộ cơng chức ngành

tịa án. Trong thời đại hiện nay, đội ngũ cán bộ ngành tòa án phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về khả năng ngoại ngữ và giỏi về kỹ năng cơng nghệ thơng tin, có như thế mới giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng có yếu tố nước ngồi một cách hiệu quả nhất. Cần tăng cường mở lớp bồi dưỡng kiến thức thường xuyên về giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng và hội nghị trao đổi kinh nghiệm cho các thẩm phán. Đội ngũ thẩm phán cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp của các nước trên thế giới để bổ trợ một phần kỹ năng trong việc giải quyết vụ án được hiệu quả và thuận tiện mà không ảnh hưởng đến quy định pháp luật. Đối với thư ký tòa án là người giúp việc cho thẩm phán, giúp cho thẩm phán hồn thành cơng tác giải quyết vụ án hiệu quả nhất, nên đội ngũ thư ký của tòa án cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án.

Ngồi ra, cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ tịa án có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, cần quy định rõ về việc tòa án thụ lý kể từ ngày nhận đơn khởi

kiện, và các điều kiện khởi kiện.

Thứ ba, cần thu hẹp phạm vi quyền hủy bản án, quyết định sơ thẩm của

tòa án cấp phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm, chủ yếu nên giới hạn ở những trường hợp áp dụng pháp luật không đúng và vi phạm thủ tục tố tụng

thực sự nghiêm trọng. Hạn chế việc hủy án vì những căn cứ khơng

rõ ràng,

không phù hợp với nguyên tắc đảm bảo tranh tụng.

Thứ tư, TAND cấp cao tại Đà Nằng phải được quan tâm đúng mức về

kinh phí, phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác. Bên cạnh việc hiện đại hóa cơng sở, địa điểm xét xử đảm bảo trang nghiêm, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cho tòa án, đảm bảo sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình xét xử.

3.2.2. Đối với các cơ quan và đối tượng có liên quan

Thứ nhất, tăng cường vai trò giám sát của viện kiểm sát đối với hoạt

động tố tụng để đảm bảo quá trình tố tụng của tồ án trong các vụ án giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần và giảm đáng kể số án xử oan, sai. [18, tr. 65]

Thứ hai, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân thông qua việc tăng

cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về HĐTD ngân hàng và giải quyết các tranh chấp này. Nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế được các tranh chấp phát sinh và tăng cường khả năng ký kết các HĐTD ngân hàng giữa các chủ thể.

Thứ ba, quy định về nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ

nhân viên tín dụng của ngân hàng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong HĐTD ngân hàng có một phần do trình độ nghiệp vụ và đạo đức của nhân viên tín dụng. Do đó việc đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên ngân hàng là cấp thiết. Hoạt động của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế nhiều nhất có thể.

PHẦN KẾT LUẬN

Đà Nằng là thành phố có nền kinh tế phát triển nhất của khu vực miền Trung. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng. Số lượng HĐTD được ký kết giữa các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều với giá trị tiền vay ngày càng lớn. Nền kinh tế phát triển và kèm theo đó là nguy cơ rủi ro trong đầu tư kinh doanh cũng rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vi phạm HĐTD ngân hàng và xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng. Vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, tiến hành giải quyết các tranh chấp này một cách nhanh chóng và đúng pháp luật sẽ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia HĐTD ngân hàng, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động vay vốn ngân hàng.

Trong thời gian thực tập tại TAND cấp cao tại Đà Nằng, tôi đã không ngừng cố gắng học tập nghiên cứu từ đó rút ra được một số đánh giá dựa trên cái nhìn về pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động và đưa ra một số đề xuất như đã trình bày ở trên để mang lại những giá trị mới giúp cho phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại tòa án đạt được kết quả cao hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện tại và tương lai gần.

Đây là lần đầu được tiếp xúc với thực tế, thời gian dành cho việc thực hiện chuyên đề không nhiều và kiến thức cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề báo cáo thực tập. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cơ để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản pháp luật

1. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày

02/01/2002, Hà Nội

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo

đảm, ban hành ngày 29/12/2006, Hà Nội

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về

giao dịch bảo đảm, ban hành ngày 29/12/2006, Hà Nội

4. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, ban hành

ngày 22/2/2012, Hà Nội

5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật

Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật

Tố tụng Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật thương mại 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến

pháp nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

12. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư sổ 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đổi với khách hàng, Hà Nội

13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh sổ 02/2002/PL -

UBTVQH11 về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, ban hành ngày 04 10 2002, Hà Nội

II. Các tài liệu tham khảo

14. Trần Võ Hữu Chánh (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín

dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiên xét xử của tòa Tòa án nhân dân quận 9 thành phổ Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã Hội

15. Trương Thị Hai (2018), Hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng qua

thực tiên giải quyết tại Tịa án nhân dân thành phổ Đà Năng, Luận

văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã Hội

16. Chí Kiên, Hồn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh

chấp hợp đồng, Báo Điện tử VGP News,

http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu- tuong-Chinh-phu/Hoan-thien-phap-luat-ve-hop-dong-va-giai-quyet- tranh-chap-hop-dong/376597.vgp, (03/10/2019)

17. Nguyễn Hồng Năng (2016), Thị trường vổn nợ: Luật và hợp đồng, Nxb Công thương, Hà Nội

18. Ngô Thị Trang (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

ngân hàng từ thực tiên xét xử của Tòa án tại thành phố Hà Nội,

Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã Hội

19. Trần Thị Thùy Trang (2014), Pháp luật về giải quyết tranh chấp

phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tịa án ở Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội

20. Trường ĐH Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật ngân hàng Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Dân

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w