3.2.1.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo trong phiếu hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Douglas và Thomas, 2015). Tác giả sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha để tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua 2 hệ số: Hệ số Cronbach’s Alpha và Hệ số tương quan giữa các mục hỏi (biến quan sát) và tổng điểm (hệ số tương quan biến tổng). Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã đề cập ở mục 1.2.2.3, tác giả thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).
– Chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 để đảm bảo sự tin cậy của thang đo.
Kết quả phân tích Cronbach’ Alpha cho từng nhân tố như sau:
a, Cronbach’s Alpha nhân tố DU - Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT
Bảng 3.6: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố DU
Dapung1 Dapung2 Dapung3 Dapung4
Nguồn: Phân tích của tác giả
Dựa vào bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố DU, có thể rút ra nhận xét sau: Kết quả các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,4 (Corrected Item-Total Correlation) trong đó hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là biến Dapung4 với 0,582. Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu bớt đi bất kỳ một biến quan sát nào (Cronbach's Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn giá trị của Cronbach’s Alpha chung của biến tống (0,814). Như vậy, có thể kết luận rằng tất cả bốn biến quan sát nằm trong nhân tố DU đều có ý nghĩa thống kê và không nên bỏ bớt bất kỳ biến quan sát nào. Nhân tố Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT (DU) có Cronbach’s Alpha là 0,814; lớn hơn tiêu chí 0,7 đã đề ra. Do đó, có thể kết luận rằng thang đo nhân tố Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT là phù hợp.
b, Cronbach’s Alpha nhân tố DB - Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT
Bảng 3.7: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố DB
Dambao1 Dambao2 Dambao3 Dambao4
Nguồn: Phân tích của tác giả
Tương tự, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,4 (Corrected Item-Total Correlation) trong đó hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là biến Dambao3 với 0,719 - cao hơn tiêu chí 0,4 rất nhiều. Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu bớt đi bất kỳ một biến quan sát nào (Cronbach's Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn giá trị của Cronbach’s Alpha chung của biến tống (0,874). Như vậy, có thể kết luận rằng tất cả bốn biến quan sát nằm trong nhân tố DB đều có ý nghĩa thống kê và không nên bỏ bớt bất kỳ biến quan sát nào. Nhân tố Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT (DB) có Cronbach’s Alpha là 0,874; lớn hơn tiêu chí 0,7 đã đề ra. Do đó, có thể kết luận rằng thang đo nhân tố Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT là phù hợp.
c, Cronbach’s Alpha nhân tố TC - Sự tin cậy của dịch vụ BHYT
Bảng 3.8: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố TC
Tincay1 Tincay2 Tincay3 Tincay4
Nguồn: Phân tích của tác giả
Tương tự như kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố DU và DB, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần nhân tố TC đều đạt giá trị lớn hơn 0,4. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Sự tin cậy của dịch vụ BHYT là 0,869; lớn hơn tiêu chí 0,7 đã đề ra. Như vậy, có thể kết luận rằng thang đo nhân tố Sự tin cậy của dịch vụ BHYT là phù hợp.
Kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy 03 thành phần của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT đều có độ tin cậy lớn hơn 0,7. Như vậy, thang đo thiết kế trong đề tài có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Kết quả cụ thể như sau:
STT Nhân tố
1 Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT (DU)
2 Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT (DB)
Từ kết quả kiểm định trên, 03 thành phần của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT đạt đủ điều kiện và được sử dụng trong phân tích hồi quy đa tuyến tính.
3.2.1.2. Kiếm định tính xác thực của thang đo
Phân tích nhân tố khám phá được thực hiên thông qua trị số KMO và kiểm định Bartlett nhằm kiểm tra mối liên hệ tương quan giữa các biến và sự phù hợp của mô hình phân tích nhân tố. Nếu 0.5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Amir và Omidi, 2016). Kiểm định Bartlett (1937) xem xét giả thuyết H0: hệ số tương quan giữa các biến quan sát bằng 0. Nếu giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Douglas và Thomas, 2015). Như vậy phân tích nhân tố EFA tiến hành phân tích để gom nhóm các yếu tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau và sau khi gom nhóm, tiến hành tính điểm trung bình và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Như đã đề cập ở mục 1.2.2.3, phép xoay Varimax và phương pháp trích Principal Component Analysis được sử dụng thông qua phần mềm SPSS. Trị số KMO và kiểm định Bartlett cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT:
Bảng 3.9: Kết quả trị số KMO và kiểm định Bartlett cho các nhân tố ảnh hưởng KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett's Test of Sphericity
Nguồn: Phân tích của tác giả
Kết quả của trị số KMO và Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau; giá trị p-value (Sig) là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05; đồng thời trị số KMO = 0,866 nằm trong khoảng có ý nghĩa thống kê (từ 0,5 đến 1), chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là thích hợp.
Tiếp theo, các hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (factor loading) của từng biến quan sát được tính toán và thể hiện trong bảng ma trận xoay các nhân tố (Rotated Component Matrix):
Bảng 3.10: Bảng ma trận xoay các nhân tố Rotated Component Matrixa
Dambao2 Dambao1 Dambao3 Dambao4 Tincay4 Tincay3 Tincay2 Tincay1 Dapung2 Dapung1 Dapung4 Dapung3
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 4 iterations.
Nguồn: Phân tích của tác giả
Như đã đề cập trong mục 1.2.2.3, để nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, hệ số Factor loading (hệ số tải nhân số) của các biến quan sát phải lớn hơn 0,5 (Amir và Omidi, 2016). Kết quả của bảng trên cho thấy hệ số tải nhân số của tất cả 12 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 với giá trị thấp nhất là 0,709 của biến quan sát Dapung3. Như vậy, 12 yếu
tố thành phần của phiếu hỏi được giữ nguyên và trích thành 03 nhân tố theo đúng dự định nghiên cứu ban đầu.
Cuối cùng, tiến hành tính toán Tổng phần trăm phương sai (Total Variance Explained):
Bảng 3.11: Bảng phương sai trích nhân tố Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Component Total 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Extraction Method: Principal Component Analysis.
Nguồn: Phân tích của tác giả
Theo Amir và Omidi (2016), tổng phần trăm phương sai phải lớn hơn 50% thì phân tích nhân tố EFA mới có ý nghĩa. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phần trăm phương sai được giải thích của cả ba nhân tố là 69,802%; lớn hơn tiêu chí 50%. Như vậy, 03 nhân tố đã giải thích được 69,802% sự biến thiên của 12 biến quan sát, các giá trị Initial
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, có thể kết luận rằng thang đo nghiên cứu dự định ban đầu có ý nghĩa thống kê, 12 biến quan sát đưa ra được nhóm thành 03 thành phần nhân tố như sau:
Bảng 3.12: Các biến quan sát của thang đo nghiên cứu sau khi kiểm định thang đo
STT Tên biến 1 Dapung1 2 Dapung2 3 Dapung3 4 Dapung4 5 Dambao1 6 Dambao2 7 Dambao3 8 Dambao4 9 Tincay1 10 Tincay2 11 Tincay3 12 Tincay4
Nguồn: Phân tích của tác giả