Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở việt nam (Trang 124)

-Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại quan tâm các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư cho y tế, cho cả cơ sở y tế công lập, y tế ngoài công lập và các nhà đầu tư vay để đầu tư vào lĩnh vực y tế để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

-Đề nghị Chính phủ khi trình Quốc Hội dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi quan tâm các nội dung:

+ Để thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 20-NQ/TƯ, công bằng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân, quy định Gói dịch vụ y tế cơ bản cho cả người tham gia BHYT và người không tham gia BHYT. Gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm các dịch vụ thiết yếu được dựa trên định hướng ưu tiên trong hệ thống y tế quốc gia và phù hợp với nguồn lực xã hội để mọi người dân đều được hưởng những dịch vụ này như khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.

+ Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, công bố định mức kinh tế kỹ thuật của các dịnh vụ khám chữa bệnh; Bộ y tế căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật và thực tế thực hiện để quy định mức giá dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản đối với cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; UBND cấp tỉnh căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật và thực tế thực hiện tại địa phương, tham khảo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh do Bộ y tế quy định, trình Hội đồng nhân dân quyết định mức giá cụ thể tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ, ngành khác đóng trên địa bàn. (Để phù hợp với quy định của Luật giá, Luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức

chính quyền địa phương, thay cho quy định mức giá dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện đồng hạng trên phạm vi toàn quốc như hiện nay)

+ Bổ sung quy định về định mức bắt buộc đối với bác sĩ/01 giường bệnh; điều

dưỡng/01 giường bệnh; thời gian khám bệnh tối thiểu/01 người bệnh của bác sĩ để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, giảm sai sót chuyên môn, hạn chế tình trạng quá tải và tăng hiệu quả của công tác khám chữa bệnh, phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Bổ sung quy định về các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh khác với phương thức thanh toán theo gía dịch vụ như hiện nay, như thanh toán theo định suất, theo nhóm chẩn đoán đối với cả nhóm người bệnh không có thẻ BHYT. Đồng thời quy định rõ lộ trình phải thực hiện phương thức thanh toán mới.

4.3.2. Kiến ngh vi ngành Y tế và các b ngành có liên quan

Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc. Tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia đối với danh mục thuốc thiết yếu để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả chi phí thuốc trong khám chữa bệnh BHYT.

Phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực trang thiệt bị y tế, ứng dụng Công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với tất cả thủ tục hành chính lĩnh vực trang thiết bị y tế, nhằm công khai minh bạch để Nhân dân kiểm soát. Tăng cường quản lý, khai thác sử dụng

trang thiết bị y tế, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Bộ y tế nghiên cứu, xây dựng các mô hình đầu tư PPP (theo nghị định 63/2018/NĐ- CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ) trong lĩnh vực y tế phù hợp với điều kiện Việt nam. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển y tế tư nhân, cho phép hợp tác công tư về nhân lực, thương hiệu nhằm đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế. Xây dựng các đề án để huy động nguồn vốn ngoài nước (ODA) cho y tế.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở KCB, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế xã. Triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của Người dân trên địa bàn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân ngay từ tuyến y tế cơ sở.

4.3.3. Kiến ngh vi BHXH Vit Nam

Nâng cấp hoàn thiện ứng dụng BHXH trên nền tảng thiết bị di động “VssID – Bảo Hiểm xã hội số”, cung cấp các chức năng, tiện ích tra cứu thông tin đóng, hưởng BHYT, lịch sử chi phí khám chữa bệnh BHYT, tiến tới sử dụng thay thế cho thẻ BHYT bằng giấy. Nhằm cải cách hành chính đối với việc tiếp đón bệnh nhân BHYT khi đi khám chữa bệnh. Đồng thời phát huy vai trò của người bệnh BHYT trong việc kiểm soát các chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh của bản thân và phản ánh mức độ hài lòng đối với các dịch vụ KCB BHYT.

Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ở tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ, từ khi người dân đăng ký thu nộp BHYT đến phát hành thẻ BHYT, tiếp đón, quản lý khám chữa bệnh BHYT, thanh quyết toán để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia BHYT.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của nhân viên BHXH, tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị, cơ sở KCB và người tham gia BHYT.

4.3.4. Kiến ngh vi cpy, chính quyn các địa phương

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo việc thực hiện chính sách BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về an sinh xã hội tại địa phương. Thường xuyên thanh kiểm tra công tác tổ chức thực hiện Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT đối với ngành y tế, ngành BHXH, các cơ sở khám chữa bệnh. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, chi phí KCB có xu hướng càng ngày càng tăng cao, trở thành gánh nặng tài chính của mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, mãn tính. Muốn giảm chi phí từ tiền túi của người dân cho chi phí y tế, cần phải nâng cao độ bao phủ của BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Thực hiện thắng lợi BHYT toàn dân vừa đảm bảo tính bền vững của quỹ BHYT, vừa đề phòng chia sẻ rủi ro, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho các chi phí y tế sẽ giảm xuống. Đây là một quyết sách hết sức quan trọng để đảm bảo An sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ dân số có BHYT đạt trên 90%, trong đó những nhóm đối tượng như cán bộ, công viên chức, người có hợp đồng lao động đã đạt xấp xỉ 100%. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để thực hiện BHYT toàn dân hiện nay đó chính là việc phát triển nhóm đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT và nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Việc khai thác những nhóm đối tượng này là không hề dễ dàng do mức phí tham gia BHYT chủ yếu do đối tượng tự đóng. Bởi thế, muốn nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT là hết sức quan trọng. Nếu người dân cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT thì cho dù cá nhân phải đóng góp, họ vẫn sẽ tự giác tham gia với một tỷ lệ cao.

Qua tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đề xuất mô hình SERVQUAL làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT. Mô hình nghiên cứu bao gồm ba nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT bao gồm: sự Đáp ứng, sự Đảm bảo và sự Tin cậy. Kich cỡ mẫu khảo sát là 1.364 phiếu hỏi, được thu thập từ ba thành phố lớn, trung tâm kinh tế chính trị tại ba miền của Tổ quốc là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích cho thấy mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT được đánh giá qua nhân tố sự Đáp ứng của dịch vụ BHYT là mạnh nhất, sau đó đến sự Tin cậy và sự Đảm bảo. Thống kê cho thấy người tham gia BHYT có mức độ hài lòng thấp nhất về sự đa dạng, phong phú trong danh mục thuốc, và vật tư y tế được BHYT chi trả cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Ngoài ra, người tham gia BHYT có mức độ hài lòng thấp về thủ tục hành chính khi KCB BHYT rườm rà, phức tạp.

Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT, tác giả đưa ra ba quan điểm về vấn đề nâng

cao chất lượng dịch vụ BHYT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT ở Việt Nam bao gồm: tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BHYT; bổ sung, giám sát danh mục thuốc và vật tư y tế một cách định kỳ; đổi mới, đa dạng hóa phương thức thanh toán BHYT; đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, thiết kế gói dịch vụ y tế phù hợp và gói dịch vụ y tế cơ bản; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, xây dựng và đầu tư thêm giường bệnh và các cơ sở, bệnh viện vệ tinh; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn và thái độ của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế.

Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT ở Việt Nam cũng như các nội dung được trình bày trong luận án chắc chắn chưa thể coi là đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết. Do vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp từ các chuyên gia cũng như của tất cả mọi người quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Hùng Sơn và Lê Quý Dương (2019), ‘Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân’, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kì 2 tháng 3/2019, tr.19-20.

2. Lê Quý Dương và Lê Hùng Sơn (2021), ‘Những vấn đề đặt ra khi sửa đổi, bổ sung luật bảo hiểm y tế’, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tháng 11/2021, tr. 24-26.

3. Nguyễn Xuân Tiệp, Lê Quý Dương và Lê Hùng Sơn (2019), ‘Quy luật cung cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp bảo hiểm y tế trong nền kinh tế thị trường’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Bảo hiểm y tế toàn dân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, tr 3-14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abd Rabuh A. and Izham M. (2016), ‘Measuring satisfaction level with health insurance’, Value in Health, Volume 19 Issue 3.

2. Amir T. and Omidi M. (2016), ‘On the Bayesian estimation for Cronbach's alpha’,

Journal of Applied Statistics, Vol. 43 Issue 13, pp 2416-2441.

3. Astiena A. and Adila K. (2017), ‘The analysis of patients' satisfaction of national health insurance in some public health centers in Padang’, Annals of tropical

medicine and public health, (10)1.

4. Auerbach A. and Kotlikoff L. J. (2016), ‘Service quality factors affecting purchase intention of life insurance products’, Journal of Insurance and Financial

Management, 1 (1), 1-12.

5. Bartlett M. S. (1937), ‘The statistical conception of mental factors’, British Journal

of Psychology, Vol 28 (1), pp 97-104.

6. Borda M. and Jędrzychowska A. (2012), ‘Attitudes and decisions of the motor insurance buyers in Poland’, Business and Economic Horizons, 8(2), 23-32 7. Comrey A. and Lee H. (1992). A first course in factor analysis. Hillsdale, NJ:

Erlbaum.

8. Cohen R. A., Martinez M. E., and E. P. Zammitti (2016). Health Insurance

Coverage: Early Release of Estimates from the National Health Interview Survey.

Accessed in 17th September 2020: https://www.cdc.gov/nchs/data/nhis/ earlyrelease/insur201605.pdf

9. Cronin J. and Taylor, S. (1992), ‘Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension’, Journal of Marketing, 56(3), 55-68.

10. Crosby P.B. (1979), Quality Is Free: The Art of Making Quality Certain, McGraw- Hill: New York.

11. Daniel M. (2017), ‘Exploratory factor analysis with small samples and missing data’, Journal of Personality Assessment, Vol. 99 Issue 6.

12. Devadasan N., Bart C., Wim V. D., Pierre L., Manoharan S. and Patrick V. (2011), ‘Community health insurance schemes & patient satisfaction - evidence from India’,

13. Douglas A. and Thomas G. (2015), ‘Cronbach's alpha reliability: Interval estimation, hypothesis testing, and sample size planning’, Journal of Organizational

Behavior, Vol. 36 Issue 1, pp 3-15.

14. Elias M., Ana D., Robin O. and Dana S. (2017), International Profiles of Health

Care Systems, New York: The commonwealth Publisher.

15.Emel K. Y. (2014), ‘A Review on Dimensions of Service Quality Models’, Journal

16. European Parliament (1998), Health care systems in the EU: A comparative study, European Parliament Publisher: Luxembourg.

17. Feigenbaum A. V. (1983), Total Quality Control, McGraw-Hill: New York.

18. Fitzgerald M. P. and Bias T. K. (2016), ‘Satisfaction and Repurchase Intentions for Health Insurance Marketplaces: Evidence from a Partnership State’, The Journal of

Consumer Affair, 11 (2), 638-651.

19. Francesco P. (2011). Health Care Financing and Insurance: Options for Design. NXB Springer: London.

20. Francisco P., Salvador C. M., Isabel B. and Enrique V. (2008), ‘Polychoric versus Pearson correlations in exploratory and confirmatory factor analysis of ordinal variables’, Quality & Quantity, 44 (153).

21.Giese J. L. and Cote J.A. (2000), ‘Defining Consumer Satisfaction’, Academy of

Marketing Science Review, 1, 1-27.

22. Gronroos C. (1988), ‘Service Quality: The Six Criteria of Good Perceived Service Quality’, Review of Business, 9, 10- 13.

23.Phạm Văn Hùng, Giang Thanh Long, Nguyễn Khánh Phương, Hoàng Thị Phượng, Phạm Thị Hồng Thắm, Nguyễn Đăng Tuệ và Trương Tuyết Mai (2016), Báo cáo

điều tra đầu kỳ phục vụ xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho người có HIV/AIDS.

24. Hair J.F. Jr., Anderson R.E., Tatham R.L. and Black W.C. (2018), Multivariate Data

Analysis, 5th Edition. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

25. Hansemark O. and Albinsson M. (2004), ‘Customer satisfaction and retention: the experiences of individual employees’, Managing Service Quality, 14 (1), 40.

26. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển

bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.

27. Horst T. and Peter F. (2010), ‘Exploratory factor analysis revisited: How robust methods support the detection of hidden multivariate data structures in IS research’,

Information & Management, Vol. 37 Issue 4, pp 197-207.

28. Hunt K. H. (1977), Conceptualization and measurement of consumer satisfaction

and dissatisfaction, Marketing Science Institute: Boston.

29. ILO Convention (1952), C102 Social Security (Minimum Standards).

30. Johnson M. D., Anderson E. W. and Fornell C. (1995), ‘Rational and adaptive performance expectations in a customer satisfaction framework’, Journal of

Consumer Research, 21(4), 695-707.

31. Joyce T. (2018), ‘Health insurance reform in the USA-what, how, and why?’,

Journal of Policy Analysis and Management, 36 (2).

32. Kindie M. K. and Sharew M. G. (2019), ‘Household satisfaction with community-

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở việt nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w