Tổng hợp dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 59)

Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện qua Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.1 Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý giai đoạn 2017-2019

TT Dự án/ công trình Tổng mức (triệu đồng) Năm thực hiện

1 Điện chiếu sáng Trung tâm hành chính 15.146 2017

2 Trung tâm thương mại huyện Lộc Hà 21.567 2017

3 Đường Huyện lộ 8 (HL08) qua Ích Hậu-Thạch Bằng 13.590 2017 4 Nâng cấp, sửa chữa Hội trường trung tâm huyện

Lộc Hà 7.856

2017

5 DA Bến xe khách huyện Lộc Hà 38.567 2017

6

Dự án Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Nghèn huyện Lộc Hà đoạn Từ K23+142 đến K26+400 và

K32+840 đến K35+700

76.234

2017

7 Thư viện huyện Lộc Hà 12.568 2017

8 Khu huấn huyện quân sự Ban chỉ huy quân sự huyện

Lộc Hà 16.456

2017

9 Hạ tầng đấu giá đất huyện Lộc Hà năm 2016 46.345 2017 10 Đường giao thông kết hợp vào khu trang trại vùng

bải Ràn, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà 5.970

2017

11 Nâng cấp mặt đường kè biển du lịch đoạn từ Thạch

Kim đến Vinpearl 14.670

2017

12 Đê và cống kho muối xã Thạch Châu 3.000 2017

13 Kênh mương thủy lợi xã Hồng Lộc 5.000 2017

14 Đường Thạch Mỹ (HL02) 10.000 2018

16 Củng cố, nâng cấp tuyến đê biển xã Thạch Kim

huyện Lộc Hà 33.812

2018

17 Củng cố nâng cấp đập Đồng Hố 28.900 2018

18 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên xã Hồng Lộc -

Phù Lưu, huyện Lộc Hà 15.678

2018

19 Đường cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân các xã ven

biển huyện Lộc Hà 38.112

2018 20 Kênh tiêu chợ mới xã thạch bằng huyện Lộc Hà 3.500 2018 21 Đường giao thông vào khu trang trại vùng Nam Hà

xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà 4.589

2018

22 Nhà đa chức năng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi 12.245 2018

23 Hạ tầng khu du lịch ven biển (GDD1) 45.000 2018

24 Cầu Bến Én xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà 10.526 2018

25 Đường giao thông liên thôn Tân Lộc, huyện Lộc Hà 8.989 2018 26 Trung tâm văn hóa-truyền thông huyện Lộc Hà 45.555 2018 27 Đường giao thông liên xã kết hợp vào khu trang trại

chăn nuôi tập trung xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà 7.896

2018

28 Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành

chính huyện Lộc Hà 16.263

2019

29 Đường giao thông liên xã Bằng - Mỹ - Bình huyện

Lộc Hà 14.642

2019

30 Củng cố, nâng cấp tuyến đê cửa sông xã Thạch

Bằng- Thạch Kim huyện Lộc Hà 36.710

2019

31 đường vành đai khu du lịch 21.000 2019

32 Kênh tiêu Hộ Độ-Mai Phụ-Thạch Mỹ-Thạch Châu-

Thạch bằng 12.950

2019

33 Đường GTNT kết hợp váo khu chăn nuôi tập trung

xã Phù Lưu huyện Lộc Hà 9.036

2019

34 Hạ tầng nuôi trồng thủy sản xã Hộ Độ, Mai Phụ 15.640 2019 35 Nhà bộ môn trường THCS Tân Vịnh, huyện Lộc Hà,

tỉnh Hà Tĩnh 8.765

2019

36 Hệ thống đường ống cấp nước sạch xã Hộ Độ,

huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 11.960

2019

xã đặc biệt khó khăn, huyện Lộc Hà

38 Hạ tầng đấu giá đất khu vực trung tâm hành chính

huyện Lộc Hà 66.735

2019

39 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Thạch Kênh đến

Hồng Lộc 29.500

2019

40 Xử lý cấp bách đê Tả Nghèn, huyện Lộc Hà 162.000 2019 41 Đường giao thông vào khu trang trại kết hợp cứu hộ

đập Khe Quả, huyện Lộc Hà 12.489

2019

Tổng cộng 991.829

(Nguồn: Báo cáo của bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban quản lý dự án)

Trong ba năm 2017-2019 Tại ban quản lý dự án đã triển khai 41 dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN: trong đó năm 2017 là 12 dự án, năm 2018 có 14 dự án và năm 2019 có 15 dự án. Chia theo lĩnh vực: lĩnh vực giao thông có 15 dự án, lĩnh vực hạ tầng và xây dựng dân dụng có 9 dự án, lĩnh vực thủy lợi có 11 dự án và lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa có 6 dự án. Các dự án đầu tư tại Ban quản lý thể hiện phần lớn việc đầu tư xây dựng tại huyện Lộc Hà và quá trình tái cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.2.2 Cơ cấu dự án và nguồn vốn bố trí.

Qua sách dự án được triển khai trong các năm 2017, 2018, 2019 ta có thể thấy được cơ cấu đầu tư theo từng lĩnh vực như sau:

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp dự án bố trí theo lĩnh vực

TT Nội dung Năm 2017 Ty trọng Năm 2018 Ty trọng Năm 2019 Ty trọng Tổng cộng 12 100% 14 100% 15 100% 1 Giao thông 2 17% 7 50% 6 40% 2 Xây dựng dân dụng - hạ tầng 6 50% 1 7% 2 13%

3 Y tế-giáo duc-văn hóa 1 8% 2 14% 3 20%

4 Thủy lơi 3 25% 4 29% 4 27%

(Nguồn: Bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban QLDA)

Từ bảng 2.2 trên ta thấy: Trong những năm qua lĩnh vực giao thông được tập trung đầu tư chiếm ty trọng lớn trong các năm 2018, 2019 nguyên nhân là do: Huyện Lộc Hà là một huyện nhỏ của tỉnh Hà tỉnh, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huyện Lộc Hà sẽ đạt chuẩn huyện Nông thôn mới của tỉnh. Xác định được sự cấp thiết đó trong các năm qua các dự án đường giao thông huyết mạch, dân sinh và đường giao thông phục vụ cho hoạt động du lịch ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó ty trọng các dự án về xây dựng có phần giảm, đây là một biểu hiện đúng với xu thế phát triển của huyện Lộc Hà. Trong các năm 2010-2016 do huyện mới thành lập nên đầu tư xây dựng cơ bản tập trung xây dựng cở sở hạ tầng nhất là hạ tầng trung tâm hành chính, bệnh viện, trường học…đến giai đoạn 2018 việc đầu tư xây dụng công trình có phần giảm xuống để đẩy nhành phát triển các ngành mũi nhọn then chốt phục vụ cho du lịch, nông nghiệp nông thôn và hoàn thiện cở sở hạ tầng trong các tiêu chí về đích Nông thôn mới huyện Lộc Hà.

Đời sông dân sinh ngày càng được nâng cao điều này làm cho việc đầu tư các dự án về giáo dục, văn hóa và y tế cũng được quan tâm nhiều hơn. Tuy ty trọng chưa thể so sánh với lĩnh vực giao thông và thủy lợi song đây cũng là bước tiến mới trong sự phát triển kinh tế đem lại sự ổn định về chính trị, đưa mức sống của nhân dân lên một bước mới.

Về lĩnh vực thủy lợi: Các dự án thủy lợi tập trung vào hai mũi nhọn chính đó là các dự án đê biển, kè biển mang tính chất vừa chắn sóng nhưng vừa đem lại cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch biển. Mặt khác định hướng của huyện Lộc Hà cũng tập trung vào sản xuất nông nghiệp vì hiện tại Nông nghiệp đang chiếm ty trọng lớn trong GDP của huyện nhà.

2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sáchnhà nước qua Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà. nhà nước qua Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà.

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch vốn và tiếp nhận kế hoạch vốn được giao

2.3.1.1. Thực trang lập kế hoạch vốn tại Ban quản lý dự án

Trong các năm 2016 trở về trước tình hình lập kế hoạch vốn ngân sách cấp huyện đầu tư cho các công trình, dự án còn hạn chế. Nguyên nhân là do Lộc Hà là huyện mới thành lập được sự quan tâm của chính quyền các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh hỗ trợ việc tập trung xây dựng Lộc Hà trở thành huyện đô thị đạp ứng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án chủ yếu tập trung ty trọng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dẫn đến bộ máy Ban quản lý dự án chưa tập trung cho việc lập kế hoạch đầu từ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách huyện.

Đầu năm 2017 và các năm tiếp theo khi đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội cơ bản dần đi vào ổn định, nguồn vốn ngân sách cấp trên đầu tư hạn chế dần, UBND huyện Lộc Hà đã xây dựng lại quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên nền tảng nguồn ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở thực hiện tốt Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014, huyện Lộc Hà đã chủ động trong chiến lược phát triển đư đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách huyện sang hướng chủ đạo có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp.

Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn vốn bố trí

Đơn vị tinh: ty đồng

TT Nguồn ngân sách 201 7 Ty trọng 2018 Ty trọng 2019 Ty trọng

1 Ngân sách Trung ương 40 23% 45 23% 45 18%

2 Ngân sách tỉnh 87 51% 92 47% 95 38%

3 NS huyện 45 26% 60 30% 110 44%

Tổng cộng 172 100% 197 100% 250 100%

(Nguồn: Báo cáo bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban QLDA)

huyện đầu tư cho xây dựng cơ bản được quan tâm rõ rệt, trong năm 2017 ty trọng nguồn vốn ngân sách cấp huyện 26% thì năm 2018 30% và năm 2019 lên 44% trong tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án.

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp các dự án đã phê duyệt quyết toán, các dự án đã thi công nhưng còn công nợ hàng năm, các dự án được lập mới và bám sát Nghị quyết HĐND cũng như các quy định trong luật đầu tư công. Ban quản lý dự án đã phối hợp phòng tài chính kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách huyện cũng như trình bố trí nguồn vốn Ngân sách tỉnh, Ngân sách Trung ương hàng năm.

Năm 2017, 2018 Ban tập trung chủ yếu nguồn lực các cấp hỗ trợ để lập kế hoạch đầu tư hàng năm; năm 2017 là 172 ty đồng năm 2018 197 ty đồng thì sang năm 2019 nguồn lực đầu tư được tập trung từ ngân sách huyện. Vì đây cũng là năm bản lề để Ban quản lý dự án lập các dự án để huyện Lộc Hà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 như tiêu chí về giao thông, tiêu chí văn hóa, tiêu chí giao dục… Các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện được phê duyệt nhiều hơn. Nếu như năm 2017 có 06 dự án có sử dụng ngân sách huyện, năm 2018 có 7 dự án thì năm 2019 có 10 dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư.

- Nguồn vốn NSNN tập trung của ban quản lý dự án được hình thành từ 03 nguồn vốn cơ bản là Ngân sách Trung ương (nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, và nguồn vốn ngân sách tập trung NS trung ương), Nguồn vốn Ngân sách tỉnh tập trung và nguồn ngân sách cấp huyện (nguồn thu từ các dự án sử dụng đất và nguồn thu từ thuế)

Nguồn vốn Ngân sách cấp huyện qua số liệu phòng kê hoạch tổng hợp Ban quản lý dự án như sau.

Bảng 2.4: Bảng phân bổ nguồn vốn ngân sách huyện cho các dự án

TT Nội dung Năm 2017 Ty trọng Năm 2018 Ty trọng Năm 2019 Ty trọng Tổng cộng 45 100% 60 100% 110 100% 1 Giao thông 11,5 17% 34,9 50% 45 40% 2 Xây dựng dân dụng - hạ tầng 25,5 50% 4,5 7% 12,5 13%

3 Y tế-giáo dục - văn hóa 2 8% 8,6 14% 16,8 20%

4 Thủy lơi 6 25% 12 29% 35,7 27%

(Nguồn: Báo cáo của bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban QLDA)

Qua bảng 2.4 trên ta thấy: Đối với nguồn vốn Ngân sách cấp huyện bố trí cho các dự án đầu tư qua Ban quản lý dự án hàng năm không ngừng được tăng lên thể hiện vai trò của nguồn vốn ngân sách cấp huyện tăng dần trong ty trọng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc phân bổ nguồn vốn từ cấp huyện thể hiện mục tiêu định hướng rõ nét của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Hà.

2.3.1.2 Thực trạng dự toán giao vốn so với kế hoạch đề ra

Để đánh giá vai trò và tính hiệu quả của việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm thì chỉ tiêu so sánh giữa kế hoạch đề ra và nguồn vốn được cấp cần được xem xét một cách cụ thể khách quan theo tầng giai đoạn.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp so sánh kế hoạch và tiếp nhận nguồn vốn

Đơn vị tính: ty đồng

TT Nguồn ngân sách 2017 2018 2019 Kế hoạch Được giao Ty lệ Kế hoạch Được giao Ty lệ Kế hoạch Được giao Ty lệ 1 Ngân sách Trung ương 80,5 60,0 74,5% 65,0 45,0 69,2% 80,0 45,0 56,3% 2 Ngân sách tỉnh 90,2 88,25 97,8% 100,6 93,2 92,6% 110,7 97,8 88,3% 3 NS huyện 70,3 46,15 65,6% 80,3 60,8 75,7% 115,6 111,3 96,3% Tổng cộng 241 194,4 80,7% 245,9 199 80,9% 306,3 254,1 83,0%

(Báo cáo của bộ phận kế hoạch, tổng hợp Ban QLDA)

Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta có thể thấy rõ:

So với kế hoạch ban quản lý đề nghị với dự toán được cấp có thẩm quyền bố trí qua các năm 2017-2019 thì ty lệ những năm sau sát với thực tế hơn; như năm 2018 là 80,7% thì sang năm 2018 là 80,9% và năm 2019 đã đạt 83% kế hoạch. Điều này thể hiện bộ phận kế hoạch tại Ban quản lý dự án đã có những nhìn nhận đúng đắn hơn trong về tình hình kinh tế xã hội, bám sát kế hoạch đầu tư công Trung hạn đề đề ra mục tiêu cho từng năm cụ thể.

- Về nguồn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2017-2019 có sự thắt chặt về đầu tư, trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 thì ty lệ cấp vốn so với kế hoạch đang có chiều hướng đi xuống. Giai đoạn này là giai đoạn ổn định của nền kinh tế; Năm 2017 là 74,5% năm 2018 là 69,2% sang năm 2019 còn 56,3%.

Mặt khác nguồn vốn Ngân sách tỉnh qua các năm cũng có dấu hiệu chững lại. Giai đoạn này huyện Lộc Hà chưa tận dụng được sự quan tâm về đầu tư của cấp trên mà phải dựa vào nội lực để phát triển.

Nhận định được xu thế phát triển và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện nhà, Ban quản lý dự án đã kịp thời bám sát nghị quyết Đảng bộ huyện

để kịp thời lên kế hoạch ….

Tuy nhiên, trong những năm qua nguồn vốn được giao chia làm 03 giai đoạn:

* Giai đoạn đầu niên độ NSNN đây là giai đoạn quan trọng để ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch, phương án và ưu tiên đầu tư XDCB theo từng lĩnh vực. giai đoạn này có thể thấy Nguồn vốn Ngân sách Trung ương luôn được giao 100%

qua các năm tạo điều kiện để thúc đẩy các đơn vị tập trung triển khai xây dựng

để thanh toán vừa đẩy nhanh tiến độ dự án vừa mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó Nguồn vốn Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện có phần chiếm ty trọng thấp hơn các năm 2017, 2018, 2019 nguồn vốn phân bổ đầu

năm dao động 50-60% chỉ tiêu được giao trong năm. Nguyên nhân nguồn vốn cấp tỉnh và huyện được giao theo nghị quyết HDND của từng năm nhưng Nguồn thu của địa phương lại phụ thuộc vào Nguồn vốn sử dụng đât, nguồn thu của Xổ số kiến thiết và nguồn nộp thuế doanh nghiệp trong năm... dẫn đến đầu năm ngân sách địa phương chưa đáp ứng đủ cho hoạt động xây dựng cơ bản.

* Giai đoạn tháng 6 đến tháng 7 trong năm, giai đoạn này sau kỳ họp HĐND địa phương thường niên thì nguồn thu một số hoạt động đã được UBND tỉnh, UBND huyện kịp thời bố trí cho các dự án triển khai tốt có khối lượng thi công, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao...giai đoạn này Ban quản lý dự án cũng tập trung đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, đẩy nhanh công tác giải ngân.

* Giai đoạn cuối năm: kết quả nguồn thu ngân sách trong năm là thời điểm HDND địa phương xem xét có bổ sung nguồn vốn cho đầu tư XDCB hay không phụ thuộc rất lớn đến kết quả thu ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w