nhà nước qua Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà.
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch vốn và tiếp nhận kế hoạch vốn được giao
2.3.1.1. Thực trang lập kế hoạch vốn tại Ban quản lý dự án
Trong các năm 2016 trở về trước tình hình lập kế hoạch vốn ngân sách cấp huyện đầu tư cho các công trình, dự án còn hạn chế. Nguyên nhân là do Lộc Hà là huyện mới thành lập được sự quan tâm của chính quyền các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh hỗ trợ việc tập trung xây dựng Lộc Hà trở thành huyện đô thị đạp ứng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án chủ yếu tập trung ty trọng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dẫn đến bộ máy Ban quản lý dự án chưa tập trung cho việc lập kế hoạch đầu từ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách huyện.
Đầu năm 2017 và các năm tiếp theo khi đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội cơ bản dần đi vào ổn định, nguồn vốn ngân sách cấp trên đầu tư hạn chế dần, UBND huyện Lộc Hà đã xây dựng lại quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên nền tảng nguồn ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở thực hiện tốt Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014, huyện Lộc Hà đã chủ động trong chiến lược phát triển đư đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách huyện sang hướng chủ đạo có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp.
Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn vốn bố trí
Đơn vị tinh: ty đồng
TT Nguồn ngân sách 201 7 Ty trọng 2018 Ty trọng 2019 Ty trọng
1 Ngân sách Trung ương 40 23% 45 23% 45 18%
2 Ngân sách tỉnh 87 51% 92 47% 95 38%
3 NS huyện 45 26% 60 30% 110 44%
Tổng cộng 172 100% 197 100% 250 100%
(Nguồn: Báo cáo bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban QLDA)
huyện đầu tư cho xây dựng cơ bản được quan tâm rõ rệt, trong năm 2017 ty trọng nguồn vốn ngân sách cấp huyện 26% thì năm 2018 30% và năm 2019 lên 44% trong tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án.
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp các dự án đã phê duyệt quyết toán, các dự án đã thi công nhưng còn công nợ hàng năm, các dự án được lập mới và bám sát Nghị quyết HĐND cũng như các quy định trong luật đầu tư công. Ban quản lý dự án đã phối hợp phòng tài chính kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách huyện cũng như trình bố trí nguồn vốn Ngân sách tỉnh, Ngân sách Trung ương hàng năm.
Năm 2017, 2018 Ban tập trung chủ yếu nguồn lực các cấp hỗ trợ để lập kế hoạch đầu tư hàng năm; năm 2017 là 172 ty đồng năm 2018 197 ty đồng thì sang năm 2019 nguồn lực đầu tư được tập trung từ ngân sách huyện. Vì đây cũng là năm bản lề để Ban quản lý dự án lập các dự án để huyện Lộc Hà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 như tiêu chí về giao thông, tiêu chí văn hóa, tiêu chí giao dục… Các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện được phê duyệt nhiều hơn. Nếu như năm 2017 có 06 dự án có sử dụng ngân sách huyện, năm 2018 có 7 dự án thì năm 2019 có 10 dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư.
- Nguồn vốn NSNN tập trung của ban quản lý dự án được hình thành từ 03 nguồn vốn cơ bản là Ngân sách Trung ương (nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, và nguồn vốn ngân sách tập trung NS trung ương), Nguồn vốn Ngân sách tỉnh tập trung và nguồn ngân sách cấp huyện (nguồn thu từ các dự án sử dụng đất và nguồn thu từ thuế)
Nguồn vốn Ngân sách cấp huyện qua số liệu phòng kê hoạch tổng hợp Ban quản lý dự án như sau.
Bảng 2.4: Bảng phân bổ nguồn vốn ngân sách huyện cho các dự án
TT Nội dung Năm 2017 Ty trọng Năm 2018 Ty trọng Năm 2019 Ty trọng Tổng cộng 45 100% 60 100% 110 100% 1 Giao thông 11,5 17% 34,9 50% 45 40% 2 Xây dựng dân dụng - hạ tầng 25,5 50% 4,5 7% 12,5 13%
3 Y tế-giáo dục - văn hóa 2 8% 8,6 14% 16,8 20%
4 Thủy lơi 6 25% 12 29% 35,7 27%
(Nguồn: Báo cáo của bộ phận kế hoạch tổng hợp Ban QLDA)
Qua bảng 2.4 trên ta thấy: Đối với nguồn vốn Ngân sách cấp huyện bố trí cho các dự án đầu tư qua Ban quản lý dự án hàng năm không ngừng được tăng lên thể hiện vai trò của nguồn vốn ngân sách cấp huyện tăng dần trong ty trọng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc phân bổ nguồn vốn từ cấp huyện thể hiện mục tiêu định hướng rõ nét của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Hà.
2.3.1.2 Thực trạng dự toán giao vốn so với kế hoạch đề ra
Để đánh giá vai trò và tính hiệu quả của việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm thì chỉ tiêu so sánh giữa kế hoạch đề ra và nguồn vốn được cấp cần được xem xét một cách cụ thể khách quan theo tầng giai đoạn.
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp so sánh kế hoạch và tiếp nhận nguồn vốn
Đơn vị tính: ty đồng
TT Nguồn ngân sách 2017 2018 2019 Kế hoạch Được giao Ty lệ Kế hoạch Được giao Ty lệ Kế hoạch Được giao Ty lệ 1 Ngân sách Trung ương 80,5 60,0 74,5% 65,0 45,0 69,2% 80,0 45,0 56,3% 2 Ngân sách tỉnh 90,2 88,25 97,8% 100,6 93,2 92,6% 110,7 97,8 88,3% 3 NS huyện 70,3 46,15 65,6% 80,3 60,8 75,7% 115,6 111,3 96,3% Tổng cộng 241 194,4 80,7% 245,9 199 80,9% 306,3 254,1 83,0%
(Báo cáo của bộ phận kế hoạch, tổng hợp Ban QLDA)
Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta có thể thấy rõ:
So với kế hoạch ban quản lý đề nghị với dự toán được cấp có thẩm quyền bố trí qua các năm 2017-2019 thì ty lệ những năm sau sát với thực tế hơn; như năm 2018 là 80,7% thì sang năm 2018 là 80,9% và năm 2019 đã đạt 83% kế hoạch. Điều này thể hiện bộ phận kế hoạch tại Ban quản lý dự án đã có những nhìn nhận đúng đắn hơn trong về tình hình kinh tế xã hội, bám sát kế hoạch đầu tư công Trung hạn đề đề ra mục tiêu cho từng năm cụ thể.
- Về nguồn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2017-2019 có sự thắt chặt về đầu tư, trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 thì ty lệ cấp vốn so với kế hoạch đang có chiều hướng đi xuống. Giai đoạn này là giai đoạn ổn định của nền kinh tế; Năm 2017 là 74,5% năm 2018 là 69,2% sang năm 2019 còn 56,3%.
Mặt khác nguồn vốn Ngân sách tỉnh qua các năm cũng có dấu hiệu chững lại. Giai đoạn này huyện Lộc Hà chưa tận dụng được sự quan tâm về đầu tư của cấp trên mà phải dựa vào nội lực để phát triển.
Nhận định được xu thế phát triển và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện nhà, Ban quản lý dự án đã kịp thời bám sát nghị quyết Đảng bộ huyện
để kịp thời lên kế hoạch ….
Tuy nhiên, trong những năm qua nguồn vốn được giao chia làm 03 giai đoạn:
* Giai đoạn đầu niên độ NSNN đây là giai đoạn quan trọng để ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch, phương án và ưu tiên đầu tư XDCB theo từng lĩnh vực. giai đoạn này có thể thấy Nguồn vốn Ngân sách Trung ương luôn được giao 100%
qua các năm tạo điều kiện để thúc đẩy các đơn vị tập trung triển khai xây dựng
để thanh toán vừa đẩy nhanh tiến độ dự án vừa mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó Nguồn vốn Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện có phần chiếm ty trọng thấp hơn các năm 2017, 2018, 2019 nguồn vốn phân bổ đầu
năm dao động 50-60% chỉ tiêu được giao trong năm. Nguyên nhân nguồn vốn cấp tỉnh và huyện được giao theo nghị quyết HDND của từng năm nhưng Nguồn thu của địa phương lại phụ thuộc vào Nguồn vốn sử dụng đât, nguồn thu của Xổ số kiến thiết và nguồn nộp thuế doanh nghiệp trong năm... dẫn đến đầu năm ngân sách địa phương chưa đáp ứng đủ cho hoạt động xây dựng cơ bản.
* Giai đoạn tháng 6 đến tháng 7 trong năm, giai đoạn này sau kỳ họp HĐND địa phương thường niên thì nguồn thu một số hoạt động đã được UBND tỉnh, UBND huyện kịp thời bố trí cho các dự án triển khai tốt có khối lượng thi công, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao...giai đoạn này Ban quản lý dự án cũng tập trung đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, đẩy nhanh công tác giải ngân.
* Giai đoạn cuối năm: kết quả nguồn thu ngân sách trong năm là thời điểm HDND địa phương xem xét có bổ sung nguồn vốn cho đầu tư XDCB hay không phụ thuộc rất lớn đến kết quả thu ngân sách địa phương.
Đánh giá về lập kế hoạch và công tác nhận kế hoạch vốn được giao
Câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của Ban QLDA? so với nguồn vốn được bố trí thì đã phù hợp chưa? Hạn chế và giải pháp sắp tới?
- Nhìn chung công tác đánh giá tình hình và lập kế hoạch vốn được giao của Ban quản lý dự án trong những năm qua là tương đối phù hợp với quá trình đầu tư xây dựng cơ bản huyện nhà. Mặt khác việc cân đối giữa các nguồn vốn Trung ương và đia phương đã được lấp đầy không còn tình trạng trông chờ như những năm đầu.
- Công tác lập kế hoạch và giao kế hoạch vốn được các đơn vị thi công đánh giá tương đối tốt nhất là nguồn ngân sách Trung ương, song cần điều chỉnh phần ngân sách địa phương nên có phương án chủ động bố trí sớm hơn để đẩy nhanh tiến độ dự án. Công tác bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, lượng nợ đọng vốn XDCB từ NSNN còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối.
Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn của tác giả thực hiện từ ngày 10/06/2020)
2.3.2. Thực trạng thanh toán vốn đầu tư
2.3.2.1 Thực trang thanh toán vốn đầu tư ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án.
Trong những năm qua Thực trạng giải ngân nguồn vốn đầu tư công trung hạn hàng năm được các cấp có thẩm quyên quan tâm sâu sát. Đặc biệt Chính quyền các cấp đã đưa việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhiệm vụ chính trị và Nghị quyết của HĐND để tuyên dương, răn đe các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc giải ngân nguồn vốn. Kết quả thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn qua các năm được thể hiện như sau:
Đơn vị tính: ty đồng TT Nguồn ngân sách 2017 2018 2019 Kế hoạch Thực hiện Ty lệ Kế hoạch Thực hiện Ty lệ Kế hoạch Thực hiện Ty lệ 1 Ngân sách Trung ương 60,0 60,0 100,0% 45,0 45,0 100,0 % 45,0 45,0 100,0 % 2 Ngân sách tỉnh 88,3 87,0 98,6% 93,2 92,0 98,7% 97,8 95,0 97,1% 3 NS huyện 46,2 45,0 97,5% 60,8 60,0 98,7% 111,3 110,0 98,8% Tổng cộng 194,4 192,0 98,8% 199,0 197,0 99,0% 254,1 250,0 98,4%
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp quyết toán vốn đầu tư của Ban quản lý dự án)
Qua biểu trên ta có thể thấy trong nhưng năm qua nguồn vốn đầu tư NSNN qua Ban quản lý dự án có sự biến động lớn nhất là trong năm 2019, bên cạnh đó ty lệ giải ngân của của Ban quản lý luôn được đưa lên hàng đầu dao động trong trong ty lệ 99% kế hoạch vốn được giao.
Nguồn vốn ngân sách Trung ương do được giao dự toán đầu năm và tập trung ở các dự án trọng điểm có quy mô lớn nên việc giải ngân nguồn vốn trong 3 năm qua là 100% kế hoạch giao.
Mặt khác nguồn vốn NSNN của địa phương do phải tập trung cho nguồn thu nên việc giải ngân còn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy việc giải ngân nguồn vốn ngân sách địa phương qua các năm đã cơ bản hoàn thành so với kế hoạch giao trong năm. Một phần nguồn vốn đọng lại chuyển sang năm sau chủ yếu là các dự án triển khai muộn đến cuối năm thì mới hoàn thành việc đấu thầu gói thầu thi công nên chưa đảm bảo khối lượng cho việc giải ngân nguồn vốn.
Việc giải ngân nguồn vốn được chia thành ba nhóm.
- Nhóm trả nợ các dự án quyết toán dự án hoàn thành và nợ XDCB đã có khối lượng thi công. nhóm này việc giải ngân cơ bản thuận lợi và đạt ty lệ cao nhất.
vừa thi công vưa thanh toán khối lượng hoàn thành. việc giải ngân đối với các dự án nhóm này dàn trải qua các quý của niên độ ngân sách.
Nhóm thứ ba: Các dự án triển khai mới nhưng thực hiện vào cuối niên độ ngân sách. Nhóm dự án này việc giải ngân luôn đòi hỏi Ban quản lý dự án phải có cách thức quản lý tốt để việc giải ngân không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án trong năm tiếp theo. Tránh tình trạng giải ngân theo hình thức tạm ứng khá lớn nhưng khối lượng hoàn ứng trong các năm còn chậm. Đặc biệt có một số dự án tình trạng các nhà thầu ứng vốn nhưng không thi công được do vướng mắc giải phóng mặt bằng hay hiện tượng chạy tạm ứng vào cuối năm (trước 25/12) để tránh bị xem xét điều chuyển hoặc cắt bớt nguồn vốn cho các dự án khác khi chưa có khối lượng để thanh toán
Song song với việc nguồn vốn được bố trí từng giai đoạn trong năm thì kéo theo việc giải ngân nguồn vốn cũng chia làm ba giai đoạn. Việc giải ngân nguồn vốn có tầm quan trọng rất lớn trong đầu tư XDCB; các dự án triển khai nhanh, các đơn vị thi công sẽ tập trung triển khai xây dựng hơn khi nguồn vốn được bố trí kịp thời.
Tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà trên cơ sở giá trị khối lượng được nghiệm thu hiện trường qua quá trình kiểm tra chéo giữa các phòng để nêu cao tinh thần tự chủ tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ kỹ thuật, bộ phần kế toán tiến hành lập chứng từ để thanh toán qua kho bạc nhà nước.
Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn công tác giải ngân
Câu hỏi: Đồng chí hãy đánh giá tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Ban QLDA? Các hạn chế cần được khắc phục?
- Công tác thanh toán tại Ban quản lý dự án cơ bản đáp ứng được thực tiễn hoạt động xây dựng cơ bản và tình hình giao kế hoạch vốn hàng năm. tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nguồn vốn, dự án còn để tồn đọng đến cuối tháng 12 hàng năm hoặc cuối tháng 01 năm sau mới giải ngân cho các đơn vị.
- Việc giải ngân nguồn vốn chưa được lập kế hoạch, đường găng rõ ràng để phối hợp với các đơn vị liên quan cùng triển khai thực hiện.
- Còn tồn tại một số quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải ngân nguồn vốn dự án khởi công mới.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn của tác giả thực hiện từ ngày 26/06/2020)
2.3.3. Thực trang công tác quyết toán, kiểm soát vốn đầu tư
2.3.3.1 Thực trang công tác quyết toán vốn đầu tư
* Công tác quyết toán vốn đầu tư hàng năm
Hàng năm Căn cứ Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài Chính Ban quản lý dự án xem công tác quyết toán vốn đầu tư hàng năm là nhiệm vụ cấp thiết luôn thực hiện sớm sau khi kết thúc niên độ ngân sách để tổng hợp chỉnh lý và kết chuyển nguồn vốn sang năm sau đồng thời rút dự toán phần vốn không có khả năng chi trả. Đây cũng là cơ sở để UBND huyện căn cứ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn những năm tiếp theo.