Khi tổ chức dự giờ giáo viên, ngoài thành phần kiểm tra (theo quyết định

Một phần của tài liệu KH_giao_duc_nha_truong_20-21_c50e2140af (Trang 49 - 51)

của Hiệu trưởng), cần yêu cầu giáo viên trong tổ, nhóm cùng dự thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm chung về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không xếp loại giờ dạy và không xếp loại chung về kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên.

- Chú trọng kiểm tra chuyên đề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (thông qua các tiết dự) và chuyên đề về thực hiện quy chế chuyên môn để giúp giáo viên nhanh chóng tiếp cận và thực hiện tốt phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, góp phần cùng toàn ngành thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Riêng đối với giáo viên Giáo dục công dân cần kiểm tra thêm việc thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các bài học cụ thể ở từng khối lớp theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh về việc đưa nội dung phòng,

chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo yêu cầu tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

* Kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng:

(Phụ lục 13 đính kèm)

4.16. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai chất lượng giáo dục

4.16.1. Thực hiện quy chế dân chủ a) Mục tiêu:

- Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu của nhà trường.

- Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường

- Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu trong trường học

b) Giải pháp thực hiện:

- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu trong nhà trường và của các tổ chức công đoàn, chi đoàn.

- Đảm bảo thực hiện dân chủ trong nội bộ đơn vị bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, viên chức trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của nhà trường; những việc phải công khai để CBGVNV biết; những việc CBGVNV tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc CBGVNV giám sát, kiểm tra.

- Lưu ý dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới.

- Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của cán bộ công chức viên chức, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

4.16.2. Thực hiện công khai chất lượng giáo dục a) Mục tiêu:

- Thực hiện công khai cam kết của nhà trường về chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Các thành viên của nhà trường và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công khai của nhà trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.

b) Giải pháp thực hiện:

- Việc thực hiện công khai của nhà trường phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy chế ba hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tin được công khai phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.

- Đảm bảo đầy đủ các nội dung công khai về chất lượng giáo dục như: Công khai cam kết chất lượng giáo dục năm học 2020-2021 và chất lượng giáo dục thực tế năm học 2019-2020; Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong năm học 2020-2021.

4.17. Công tác truyền thông, quản lý các phần mềm

a) Mục tiêu:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông; Phát huy có hiệu quả vai trò tích cực của công tác truyền thông.

- Sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong trường học.

b) Giải pháp thực hiện:

- Quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ GD&ĐT về đổi mới giáo dục trung học; tuyên truyền những kết quả đạt được để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới giáo dục trung học; xây dựng kế hoạch truyền thông, phối hợp với đài truyền thanh huyện, chủ động cung cấp thông tin kịp thời tạo niềm tin đối với xã hội.

- Động viên cán bộ, giáo viên chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của ngành, tập trung vào các tin bài về việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

- Duy trì viết bài và đăng tin lên cổng thông tin điện tử nhà trường. Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách: đồng chí Chu Thị Bích, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Quỳnh.

Một phần của tài liệu KH_giao_duc_nha_truong_20-21_c50e2140af (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)