Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH (Trang 99 - 101)

Nằm trong kế hoạch nâng cấp tổng thể của trường Đại học Cần Thơ, nhà trường đã phê duyệt các gói kinh phí nhằm tiếp tục nâng cấp và mở rộng khuôn viên nhà học Khoa Ngoại ngữ cũng như nâng cấp cơ sở vật chất của Khoa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu làm việc và học tập của tập thể cán bộ và sinh viên của Khoa. Do đó, Khoa sẽ đề xuất nhà trường xây dựng và bố trí lại khu vực làm việc của Khoa cũng như bố trí và trang bị khu vực làm việc cho các giảng viên giữ vai trò cốt cán của Khoa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có thể thúc đẩy các hoạt động sinh hoạt, trao đổi chuyên môn cũng như nghiên cứu của GV và người học của Khoa.

100

Tiêu chí 9.2: Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Sinh viên và học viên Trường ĐHCT nói chung và các ngành trực thuộc KNN nói riêng được thừa hưởng nguồn học liệu đa dạng, phong phú và cập nhật từ Trung tâm học liệu (TTHL) phục vụ cho sinh viên và học viên toàn trường. Trung tâm học liệu lưu trữ các nguồn học liệu truyền thống dạng bản in và trực tuyến với tổng diện tích 7.560 m2. Trung tâm học liệu có tổng số 10 phòng đọc sách, 1000 chỗ ngồi, 411 máy tính trong đó có 300 máy tính hiện đại được nối mạng internet không giới hạn phục vụ bạn đọc và 61 máy phục vụ đào tạo, tập huấn và chuyên môn. Số lượng đầu sách in, ebook, cơ sở dữ liệu trong thư viện bao gồm 131.544 nhan đề với 297.068 quyển sách in, 188 nhan đề tạp chí với 2.287 quyển, 188.196 tài liệu điện tử nội sinh và mua quyền truy cập trong đó: nội sinh: 40.196, mua quyền truy cập hàng năm bao gồm 148.000 Cds và 34 CSDL mua và miễn phí. Hệ thống thư viện điện tử và các cơ sở dữ liệu điện tử được TTHL cập nhật và mua bản quyền như Emerald Insight, ProQuest, Cabi, Springerlink, Ebrary, Research4life. Trung tâm học liệu trường cũng nằm trong hệ thống liên kết với 35 đơn vị liên kết nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên (trong đó có 30 đơn vị ngoài nước và 05 đơn vị trong nước) (H9.09.02.01).

Ngoài hệ thống học liệu, TTHL cũng đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các nhu cầu hoạt động học thuật của giảng viên và người học bao gồm các phòng hội nghị, phòng thảo luận nhóm, với hệ thống American Hangout, hệ thống cầu truyền hình và nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, phòng nghe nhìn đa phương tiện nhằm phục vụ tốt nhất môi trường học tập hiện đại, thoải mái, chuyên nghiệp và tiện ích cho giảng viên và người học. TTHL cũng thường xuyên tổ chức các đợt tham quan, hướng dẫn sử dụng các nguồn học liệu tại trung tâm cho sinh viên các khoá mới và khách bên ngoài (H9.09.02.02).

Bên cạnh nguồn học liệu chung từ TTHL, giảng viên, học viên cao học và sinh viên chuyên ngữ còn được tiếp cận với nguồn học liệu chuyên ngành từ các thư viện trực thuộc Khoa Sư phạm và tủ sách chuyên ngành các Bộ môn Sư Phạm Anh văn và

101 Ngôn ngữ văn hoá Anh. Thư viện Khoa Sư phạm hiện đang lưu trữ một lượng lớn các đầu sách chuyên ngành sâu cho các ngành chuyên ngữ4. Các nguồn sách được lưu trữ tại Khoa Sư phạm và các tủ sách chuyên ngành cấp Bộ môn chủ yếu bao gồm các tài liệu thuộc chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, quá trình tiếp thu ngôn ngữ, Biên dịch, Phiên dịch tiếng Anh, Văn hoá, Văn chương cùng với bộ sưu tập các luận văn/tiểu luận tốt nghiệp qua các năm do sinh viên và học viên các ngành trực thuộc Khoa thực hiện (H9.09.02.03). Hằng năm, TTHL cũng như thư viện các Khoa đều tiến hành rà soát, cập nhật bổ sung nguồn tư liệu mới để đáp ứng nhu cầu phát triển, cập nhật thông tin kịp thời, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH cho người học trong đó cho phép giảng viên các đơn vị được quyền đề xuất các danh mục sách chọn lọc cần được mua bổ sung vào nguồn học liệu phục vụ giảng dạy (H9.09.02.04).

2. Điểm mạnh

Các nguồn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu của Trường ĐHCT nói chung và người học thuộc KNN nói riêng khá phong phú do họ được phép tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Mạng lưới liên kết giữa Trường ĐHCT với 35 tổ chức khác cũng cho phép người học và giảng viên có thể tìm kiếm và tiếp cận ngay cả đối với những tài liệu hiện chưa có tại trường. Công tác bổ sung nguồn học liệu thường xuyên cũng là một trong những công tác trọng tâm được nhà trường luôn quan tâm. Trong những năm gần đây, với sự ra đời của Nhà xuất bản ĐHCT, các nguồn sách là giáo trình giảng dạy hoặc sách chuyên khảo do chính các Thầy/ Cô tham gia giảng dạy biên soạn và xuất bản cũng trở thành một nguồn tài liệu khá quan trọng đối với sinh viên, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đào tạo của từng chuyên ngành của Khoa.

3. Tồn tại

Mặc dù nguồn học liệu khá đa dạng, các đầu sách chuyên khảo dành riêng cho công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho GV trong công tác giảng dạy và nghiên cứu còn khá khiêm tốn và đang được quản lý rải rác ở nhiều nơi khác nhau (thư viện Khoa Sư phạm, tủ sách các Bộ môn). Do đó, việc khuyến khích tập thể cán bộ cùng người học tham gia cải tiến trong chuyên môn và đẩy mạnh các hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)