5. Kết cấu của Luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lâm Bình là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, huyện Lâm Bình có diện tích 78.152,17 ha với vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Na Hang - Phía tây giáp tỉnh Hà Giang - Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa - Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30°. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22độ, độ ẩm không khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800mm.
Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Lâm Bình có địa hình hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hạn chế. Nằm trên vòng cung sông Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ lẫn nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).
42
Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, độ che phủ của rừng còn khá lớn, đó cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện.
3.1.1.4. Tài nguyên * Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.495,51ha; trong đó: Đất nông nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%, trong đó đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47ha, chiếm 2,78%; Các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%. Diện tích đất nông nghiệp của huyện không lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.
* Tài nguyên rừng
Toàn huyện có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp. Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý, hiếm; đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu.
3.1.1.5. Dân cư
Đến 2019, huyện có 7.353 hộ, với 32.354 nhân khẩu. Trong đó, nam 16.824 người; nữ 15.530 người. Dân số nông thôn: 32.354 người
Cư dân sinh sống trên địa bàn huyện gồm 14 dân tộc, trong đó: Tày 19.467 người, Dao 8.767 người, Kinh 1.341 người, H Mông 2.138 người, Pà Thẻn 524 người còn lại là các dân tộc khác.