5. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NTM trên một số địa bàn huyện nói riêng, tại các địa phương trong cả nước nói chung, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thể tham khảo và vận dụng, đó là:
Một là, Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệthống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân để đạt được sự đồng lòng, đồng thuận và đồng hành của nhân dân.
Hai là, Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựngNTM, đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm; rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ về kết quả đạt được. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào XD NTM ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn.
Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảmbảo sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn địa bàn cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân để thực hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người nông dân.
Bốn là, Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ưu tiên tập trung giành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.
33
tác dân vận chính quyền với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTM theo hướng công khai, dân chủ, đồng thuận cao để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.
Sáu là, Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, gắn với phát triển ngành nghề nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM.
34
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài
1) Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020 như thế nào?
2) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang?
3) Những giải pháp nào cần thiết nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài: luận văn, báo cáo, tạp chí; các văn bản của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới (các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, các đề án, dự án xây dựng nông thôn mới,…).
Thông tin thứ cấp được thu thập trên các trang mạng và thu thập tại các cơ quan chuyên môn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, các thư viện, các trường đại học, ...
Số liệu thứ cấp: được tiến hành thu thập cho 3 năm (giai đoạn 2018-2020).
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra phỏng vấn những cán bộ quản lý và những người tham gia trực tiếp vào thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Mục đích của việc điều tra phỏng vấn là thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng này về thực trạng nội dung, phương thức quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
35
* Phương pháp chọn mẫu:
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất dựa trên tổng thể các chủ thể tham gia vào quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Các chủ thể được lựa chọn để điều tra phỏng vấn là các cán bộ chủ chốt và các cá nhân tham gia thường xuyên, tích cực vào hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
* Đối tượng chọn mẫu:
- Các cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình và các xã trực thuộc; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng.
- Đại diện các cá nhân là người trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới: bao gồm người dân nông thôn đại diện cho 8 xã với 70 thôn, các hợp tác xã, các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hiệp hội nghề nghiệp,… thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Tác giả sẽ tiến hành thực hiện lựa chọn và phỏng vấn chọn lọc hai nhóm đối tượng trên để lấy ý kiến đánh giá của các đối tượng này về thực trạng nội dung, phương thức quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Tại mỗi xã nghiên cứu điển hình, tiến hành lựa chọn và thực hiện phỏng vấn 20 đối tượng, gồm: 10 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên, 05 người đại diện cho các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã (gồm: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc), 05 người trong nhóm cán bộ địa phương cấp xã, thôn (Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng bộ xã, trưởng thôn/bản).
Trên địa bàn huyện Lâm Bình, tác giả lựa chọn phỏng vấn 20 người có tham gia quản lý và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, gồm: Chủ tịch UBND huyện; Bí thư Đảng bộ huyện; cán bộ các đơn vị liên quan như Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng huyện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, một số doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Nội dung điều tra: i) các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; ii) đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông
36
thôn mới tại địa phương; iii) đánh giá của những người trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; iv) các đề xuất của họ để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2020.
Với các chỉ tiêu định tính, luận văn phỏng vấn quan điểm đánh giá của cá nhân các cán bộ quản lý nhà nước và đại diện là cá nhân các đối tượng tham gia trực tiếp trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang bằng cách sử dụng Thang đo Likert-5.
Thang điểm 5 quy ước như sau: 1 - Rất kém/Rất không hài lòng 2 - Kém/Không hài lòng
3 - Trung bình/Bình thường 4 - Tốt/ Hài lòng
5 - Rất tốt/Rất hài lòng
Tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của các đối tượng được điều tra phỏng vấn về thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá phiếu điều tra Rất kém/Rất không hài lòng Kém/ Không hài lòng Trung bình/ Bình thường Tốt/ Hài lòng Rất tốt/ Rất hài lòng 1,0 - 1,8 1,81 - 2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Từ các thông tin thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính toán, hệ thống hóa thông tin.
38
Phân tổ là phương pháp chủ yếu để tổng hợp các thông tin riêng biệt của các đối tượng tham gia trực tiếp xây dựng nông thôn mới/cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới thành thông tin phản ánh cho từng nhóm đối tượng tùy theo tiêu thức phân tổ, cũng như cho toàn bộ tổng thể chung.
Bảng thống kê, biểu đồ/đồ thị là hai phương pháp cơ bản để trình bày kết quả tổng hợp.
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: số tuyệt đối, số tương đối (tỷ trọng, tốc độ tăng, tốc độ phát triển, …), số bình quân, trung vị, độ lệch chuẩn, ... sẽ giúp chúng ta mô tả một cách chính xác và chân thực nhất thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp để thấy được tình hình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó, có thể so sánh mức kế hoạch đặt ra với kỳ gốc, mức thực hiện thực tế so với mức kế hoạch về chỉ tiêu nghiên cứu.
Ngoài so sánh theo thời gian, còn có thể so sánh theo không gian: giữa các xã, các thôn trực thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới
Quản lý nhà nước về nông thôn mới được đo lường thông qua 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
39
- Tiêu chí về quy hoạch - Tiêu chí về giao thông - Tiêu chí về thủy lợi
- Tiêu chí về điện nông thôn - Tiêu chí về trường học
- Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa - Tiêu chí về chợ nông thôn
- Tiêu chí về bưu điện - Tiêu chí về nhà ở dân cư - Tiêu chí về thu nhập - Tiêu chí về hộ nghèo
- Tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên - Tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất
- Tiêu chí về giáo dục - Tiêu chí về y tế - Tiêu chí về văn hóa - Tiêu chí về môi trường
- Tiêu chí về hệ thống chính trị vững mạnh - Tiêu chí về an ninh trật tự xã hội
Các chỉ tiêu được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện thực tế so với kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu nào đã đạt năm trước thì tiếp tục đánh giá mức độ duy trì của tiêu chí.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
a. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là cả một quá trình lâu dài với nhiều bước đi được tính toán và lên kế hoạch cụ thể, trong đó bước đi nền tảng đầu tiên để dẫn dắt cho các khâu phía sau đó là việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể cần phải làm gì, làm như thế nào, ai sẽ là người thực hiện và chịu trách nhiệm với các nội dung trọng tâm là:
40
- Tập trung nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ, lồng ghép thực hiện tại các xã mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới
- Tăng cường chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
b. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về xây dựng nông thôn mới - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Tuyên Quang, của huyện Lâm Bình về xây dựng nông thôn mới
- Các đề án, dự án xây dựng nông thôn mới ……
c. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
- Thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới - Tổ thẩm định tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới - Ban phát triển thôn
d. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
Các nội dung chính được triển khai trong thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn - Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn - Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
e. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm - Hoạt động kiểm tra, giám sát
41
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lâm Bình
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lâm Bình là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, huyện Lâm Bình có diện tích 78.152,17 ha với vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Na Hang - Phía tây giáp tỉnh Hà Giang - Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa - Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và