Chương 9 THUẬT YÊU ĐƯƠNG A LÀM VUI LÒNG NHAU

Một phần của tài liệu Taisachmoi_com-thuat-yeu-duong-_nguyen-duy-can__a4a5a (Trang 125 - 127)

III. Nhiều khi chúng ta cảm thấy yêu thích một người nào đó, mà ta cho rằng do một

Chương 9 THUẬT YÊU ĐƯƠNG A LÀM VUI LÒNG NHAU

A. LÀM VUI LÒNG NHAU

Yêu, tức là hy sinh, là tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người. Làm vui lòng nhau phải chăng là một trong những cách để biểu lộ lòng hy sinh của mình, yếu tố cần thiết nhất để nuôi dưỡng tình yêu cũng như để xây dựng tình yêu.

1. Biết nghe

Một nhà văn sành tâm lý con người nói: “Muốn làm vui lòng kẻ khác, hãy nói chuyện với họ những gì họ ưa thích hoặc là những vấn đề gì quan hệ đến họ; hãy tránh những cuộc cãi vã về

những câu chuyện không đâu và đừng bao giờ tỏ ra là mình có ý hơn họ”. Một lời khuyên thật

là sâu sắc!

Nên nhớ rằng: cái mà ai ai cũng thích nhất, cho là quan hệ nhất trong đời mình, chính là mình. Ta sẽ không bao giờ làm chán một người đàn bà khi ta bàn bạc đến tính tình của họ, sắc đẹp của họ; cũng như ta sẽ không bao giờ làm chán người đàn ông khi ta khuyến khích họ nói chuyện với mình về họ.

Kẻ nào có cái tài biết nghe, kẻ đó đã nắm được cái chìa khóa để mở rộng cõi lòng thiên hạ. Biết chăm chú và say mê nghe người khác nói, tức là một cách tỏ ra biết tôn trọng và nhiệt liệt khen họ. Có nhiều người có cái tật ham “nói đến mình” trước mặt người khác, thích đem chuyện mình ra khoe khoang, bắt người khác phải nghe hằng giờ. Đó là cái thuật làm cho người ta chán ghét mình một cách không sai chạy.

Dù có tài nói khéo đến bậc nào, biết nghe vẫn hay hơn biết nói. Biết nghe, hoặc ít ra làm như mình thích nghe người ta nói, đó là cả một nghệ thuật. Có nhiều cô gái không đẹp mà cũng không có gì là duyên dáng, thế mà lại được người con trai đàn ông để ý, chỉ vì họ đã biết được cái thuật ấy. Họ không cần phải thật thông minh, nhưng với nghệ thuật biết nghe, họ đã là cho kẻ khác hài lòng và tưởng mình là thông minh. Thật vậy, người mà được người ta chăm chú nghe sẽ cảm thấy quan trọng, và càng thấy mình đáng quý mến hơn. Không có gì làm phật lòng người, làm mất thiện cảm của họ, bằng cách không để ý nghe câu chuyện của họ muốn nói với mình.

Ông Carnegie có thuật một câu chuyện của chính ông rất là ý vị: “Trong một bữa cơm tối, tại nhà một người bạn, tôi gặp một nhà thực vật học có danh. Ông nói chuyện rất hay. Tôi lại gần bên ông để nghe ông giảng về các loại cây cỏ… Trong bữa tiệc đó có 12 ông khách khác, nhưng tôi không để ý đến ai tất cả, và chỉ chăm chú nghe ông mà thôi. Tới nửa đêm, tôi xin phép ra về. Sau này có người cho tôi biết rằng: tôi vừa ra khỏi phòng khách thì nhà thông thái ấy quay lại nói với ông chủ nhà, khen tôi hết sức và cho rằng câu chuyện của tôi rất là hứng thú, và tôi là người ăn nói có duyên… Nhưng mà trong buổi tối ấy, tôi có thốt ra nửa lời nào đâu? Tôi chỉ mê mẩn nghe ông nói mà thôi. Có gì lạ đâu: Chăm chú nghe một người nào, tức là mình nhiệt liệt khen họ đấy. Một nhà văn có nói: “Say mê nghe lời nói của một người nào, tức là tỏ lòng tôn trọng người đó vậy. Và chắc chắn là họ sẽ rất cảm thông trước sự tôn kính đó”. Hôm ấy, tôi chẳng những say mê nghe mà thôi, mà lại còn tỏ ra một tấm lòng quý mến và ngưỡng mộ chân thành là khác nữa… Đó, chỉ vì thế mà tôi được ông khen là người nói chuyện có duyên, mà thực ra, tôi chỉ là một thính giả kiểu mẫu đã biết khuyến khích ông nói mà thôi.”

Bởi vậy, có gì lạ khi ta thấy một cậu thanh niên khen một cô gái là tuyệt thế thông minh, chỉ vì cô ấy biết chăm chỉ nghe anh chàng “khoe khoang” suốt giờ mà không biết chán. Rất ít bạn thanh niên chịu cưới một người vợ quá khôn lanh sắc sảo. Ánh sáng quá sẽ làm cho họ chóa mắt và khó chịu. Trái lại, họ cần có một người bạn đời sút kém hơn và biết trầm trồ khen ngợi để khuyến khích và nâng đỡ tinh thần họ.

Nơi người đàn bà, sự thông minh là một đức hay, nhưng cần phải khéo léo che giấu. Bạn gái nào muốn được người đàn ông để ý và săn sóc đến mình, đừng tỏ ra là thông thạo, khôn khéo và hơn họ. Mà trái lại, hãy tỏ ra sự yếu đuối của mình, sự vụng về dốt nát, sự sợ sệt nhút nhát của mình. Đó là mình tìm cho họ có được cơ hội đề cao sức mạnh của họ, sự thông thạo khéo léo của họ, sự tài giỏi và lòng hào hiệp của họ. Người con trai đàn ông nào cũng vậy, đều có tính tự cao tự đại cả và luôn luôn muốn được chung quanh thán phục mình, nhất là đàn bà con gái. Vì vậy, có nhiều người đàn bà khôn lanh, khéo lợi dụng “nhược điểm” ấy, nên khiến người đàn ông “nai lưng” làm cho họ suốt đời.

Bất cứ là người đàn ông nào, trẻ hay già, có vợ hay chưa có vợ… đối với người đàn bà luôn luôn sẵn sàng tỏ ra cho người thấy sự quan trọng của mình. Hỏi ý kiến hoặc xin họ một lời giảng giải về một việc gì… đó là một cách kín đáo khen tặng họ đấy và làm cho họ hãnh diện vô cùng.

Một phần của tài liệu Taisachmoi_com-thuat-yeu-duong-_nguyen-duy-can__a4a5a (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)