Khi vụ án được tiếp tục giải quyết, trước khi có quyết định đưa ra vụ án xét xử, Chủ tịch UBND huyện T đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn luật tố tụng hành chính (có lời giải) (Trang 39 - 43)

Chủ tịch UBND huyện T đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Toà án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên.

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Ở đây, Chủ tịch UBND huyện T là người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt VPHC về hành vi xây dựng nhà trái phép của bà N và bị bà N khởi kiện VAHC về quyết định này. Tuy nhiên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Chủ tịch UBND huyện T đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên. Trong trường hợp này, nếu bà N đồng ý rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo điểm e khoản 1 Điều 143. Nếu bà N không đồng ý rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ không chấp nhận quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND huyện T (do quyết định này được đưa ra trong thời gian vụ án đang được giải quyết), đồng thời chuẩn bị thủ tục, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

CHƯƠNG 7: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

A. Nhận định:

Câu 1: Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

-Nhận định sai

-CSPL: Điều 203 Luật TTHC 2015

Theo điều luật này, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc phẩm VAHC là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng những bản án và quyết định đó phải chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị

Câu 2: Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC

-Nhận định đúng

-CSPL: Điều 203 Luật TTHC 2015

Theo Điều 203 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chỉ có thể là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC khi nó chưa có hiệu lực pháp luật. Vì thế quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì không được coi là đối tượng kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC.

Ngoài ra, đối với danh sách cử tri cũng không thuộc đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC nhưng có thể vẫn là quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Câu 3: Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ là đương sự của VAHC

-Nhận định sai

-CSPL Điều 204 Luật TTHC 2015

Theo điều luật này, chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm VAHC ngoài đương sự của VAHC thì còn có người đại diện hợp pháp của đương sự

Câu 4: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.

-Nhận định sai

-Cơ sở pháp lý: Điều 204, Khoản 7 Điều 3, Khoản 1 Điều 60, Khoản 6 Điều 61 Luật TTHC 2015

-Bởi vì theo Điều 204 quy định chỉ có đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Mà theo Khoản 7 Điều 3, Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời theo Khoản 1 Điều 60 Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thuộc cả hai nhóm đối tượng trên. Ngoài ra tại Khoản 6 Điều 61 cũng không xuất hiện thẩm quyền này của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Từ cơ sở đó ta khẳng định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.

Câu 5: Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là như nhau.

-Nhận định đúng

-Cơ sở pháp lý: Điều 203, Điều 204, Điều 211 Luật TTHC 2015

-Bởi vì theo điều 204 và điều 211 đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị cũng chính là đối tượng xét xử phúc thẩm theo Điều 203. Trên cơ sở đó thì đối tượng của của kháng cáo và kháng nghị đều là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Câu 6: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo không thể tiếp tục phiên tòa vì lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa

-Nhận định sai

-Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 187, Điều 232

-Bởi vì trước hết theo Điều 232 về các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm thì không thấy có sự xuất hiện của trường hợp nếu người kháng cáo không thể tiếp tục tham dự phiên toà vì lý do sức khoẻ thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên toà. Mà theo Điểm b Khoản 1 Điều 187 thì trường hợp do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì HĐXX tiến hành tạm ngừng phiên tòa.

Câu 7. Tại phiên toà phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo chết thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC

Nhận định đúng

CSPL: Điểm a, Khoản 1 Điều 229 LTTHC 2015, Điểm a, Khoản 1 Điều 143

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 229 Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp rơi vào điểm a Khoản 1 Điều 143. Mà Điểm a Khoản 1 Điều 143 có nhắc đến trường hợp Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế như đề bài đã nêu. Vì vậy nếu người kháng cáo là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC

Câu 8: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm.

-Nhận định sai.

-Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 234 luật TTHC 2015.

Theo khoản 1 điều này, thì khi người khởi kiện muốn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi ý kiến của bên bị kiện có đồng ý hay không, nếu bên bị kiện đồng ý thì Hội đồng xét xử mới ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án; nếu bên bị kiện không đồng ý thì Hội đồng xét xử sẽ không chấp nhận việc rút đơn kiện của bên kiện, và phiên tòa vẫn tiếp tục theo quy trình luật định.

câu 9: Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút đơn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.

-Nhận định đúng.

theo khoản 3 điều này thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc trong phiên phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới khi xét thấy bản án không còn bất cập trong việc xét xử.

Câu 10: Tại phiên toà phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên toà không thể tiếp

tục tiến hành tố tụng thì Toà án phải ra quyết định tạm ngừng phiên toà.

-Nhận định sai

-Cspl: Điểm a, Khoản 1 Điều 187

1. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;

Nếu thẩm phán chủ tọa phiên toà không thể tiếp tục tiến hành tố tụng thì Toà án phải ra quyết định tạm ngừng phiên toà hoặc có thể thay thế thẩm phán khác

Câu 11. Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật.

-Nhận định Sai.

-CSPL: Khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015

Theo khoản 2 điều này thì bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ chỉ có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều này, trong trường hợp HĐXX đình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo K2 mà phát hiện các bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thuộc một trong những trường hợp quy định tại K1Đ255 thì chúng vẫn sẽ bị tiếp tục xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Câu 12. Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

-Nhận định Sai.

Theo cơ sở pháp lý này, nếu đang trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi ý kiến người bị kiện và xem xét ý kiến của họ trong từng trường hợp. Nếu như Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện; Còn nếu như đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy Tòa án chỉ có thể Tòa án ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Câu 13: Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

-Nhận định đúng

-CSPL: K1 Điều 235 Luật TTHC 2015 sửa đổi 2019

- Theo quy định tại K1 Điều 235 Luật TTHC 2015 sửa đổi 2019, Trường hợp người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; trong quyết định của bản án phải ghi rõ cam kết của đương sự để bảo đảm thi hành án hành chính. Như vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

Câu 14: Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

-Nhận định sai

-CSPL: Khoản 7 Điều 205

-Theo cơ sở pháp lý này, Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Tuy nhiên ngoài ra đơn kháng cáo cũng có thể gửi đến Tòa án cấp phúc thẩm, đối với trường hợp này, khi nhận đơn Tòa án câp phúc thẩm sẽ có nhiệm vụ chuyển đơn cho Tòa án cấp sơ thẩm. Như vậy, đơn kháng cáo không chỉ được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm mà còn có thể gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm, điều này nhằm giúp đỡ cho người khởi kiện khi có những khó khăn khách quan trong quá trình nộp đơn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn luật tố tụng hành chính (có lời giải) (Trang 39 - 43)