- Chùa Kim Trúc:
thống Bát Tràn g Hà Nội 3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng
3.1.4 Giải pháp xây dựng các sản phẩm riêng độc đáo biểu tượng cho làng gốm Bát Tràng
gốm Bát Tràng
Khi vào cuối thế kỷ 20 sản xuất chuyển sang đại trà, ra một loạt các sản phẩm giống nhau thì một điều trở nên hiển nhiên rằng người tiêu dùng đang yêu cầu các sản phẩm độc đáo mang tính biệt lập nhiều hơn. Làng gốm Bát Tràng để hấp dẫn du khách cần xây dựng hệ thống sản phẩm thủ công mang tính đặc trưng, cá biệt hóa, thường xuyên phải cải tiến mẫu mã sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến song song với việc bảo tồn các công nghệ cổ truyền. Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, một dân tộc. Các sản phẩm gốm của Bát Tràng không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, mà còn cả khách du lịch quốc tế mỗi khi đến Hà Nội. Chính vì vậy phải xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng.
Để duy trì được các làng nghề này, ngoài việc gắng giữ nét văn hóa độc đáo vốn có bên cạnh đó phải sáng tạo ra được các sản phẩm riêng độc đáo.
Hiện nay sản phẩm của Bát Tràng đã rất đẹp và phong phú, tuy nhiên những sản phẩm dành cho du lịch chưa nhiều. Sản phẩm của Bát Tràng vẫn đơn thuần chỉ là đồ gia dụng như: cốc chén, bình, vò,... du khách cũng rất thích và mua rất nhiều. Tuy nhiên để là một vật lưu niệm, có lẽ điều du khách du lịch mong muốn chỉ là một món đồ nho nhỏ, xinh xinh tiện mang đi để về làm quà hoặc trưng bày để nhớ dấu ấn về những nơi họ đã đi qua. Ví dụ: các đồ vật nhỏ, có hình ảnh như đĩa, bình rượu...
Một thực tế là các hoa văn, hình ảnh phỏng theo các điển tích cổ sẽ rất khó bán cho khách du lịch vì họ không am hiểu về điển tích đó mà chỉ đơn thuần muốn có một kỷ niệm về nơi mà họ đã đến thăm. Do đó, bên cạnh việc vẫn duy trì một số sản phẩm truyền thống đặc trưng, Bát Tràng cũng cần phải có những sản phẩm mang hình ảnh gắn liền với điểm du lịch. Các sản phẩm đó phải mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng. Giá trị của mỗi sản phẩm gốm thủ công được khách hàng nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường phát triển các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề giữ nguyên những thủ pháp nghệ thuật cổ xưa truyền lại qua các thế hệ. Các sản phẩm đó vừa phải có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
Do đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các doanh nghiệp phải hiểu rõ khách hàng, phải biết được xu hướng của khách.
Tạo ấn tượng cho du khách: có thể nói đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hấp dẫn bền vững của làng nghề truyền thống. Mục tiêu của du khách khi đi du lịch là có được sự vui vẻ, thoải mái, hài lòng. Do đó những người làm du lịch phải đảm bảo cung cấp cho du khách cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch gây ấn tượng tốt cho khách.
Trong tương lai làng nghề đang tiếp tục trăn trở cho dự định sản xuất ra nhiều sản phẩm mang hơi thở hiện đại bên cạnh các sản phẩm truyền thống. Nhiều gia
đình trong làng đã cho con em đi học các lớp mỹ thuật công nghiệp để ngày càng sáng tạo nhiều mẫu mã gốm Bát Tràng.