Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề được tập trung nghiên cứu, giải quyết trong luận án

Một phần của tài liệu HIỆU LỰC CỦA KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 26 - 29)

nghiên cứu, giải quyết trong luận án

1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại

Thứ nhất, về nội dung và phạm vi nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trong nước chỉ đề cập một cách gián tiếp và thiếu hệ thống một số nội dung liên quan đến hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước chỉ nghiên cứu hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo truyền thống pháp luật của mỗi nước và so sánh pháp luật giữa các nước, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước chỉ tập trung nghiên cứu nội dung hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Vấn đề điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị bị đặt ngoài phạm vi nghiên cứu trực tiếp về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Vấn đề cơ sở và ý nghĩa của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.

Thứ hai, về kết quả nghiên cứu

Những quan điểm khác nhau về khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm:

Trong khoa học luật tố tụng hình sự tồn tại hai quan điểm khác nhau về khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Quan điểm thứ nhất chỉ thừa nhận kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm; quan điểm thứ hai thừa nhận kháng cáo, kháng nghị không chỉ phát sinh mà còn giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm [138, tr. 447, 448]. Cả hai quan điểm nêu trên về khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đều không đề cập điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị.

Những quan điểm khác nhau về nội dung cụ thể của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm:

Trong khoa học luật tố tụng hình sự tồn tại hai quan điểm khác nhau về nội dung cụ thể của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm [147, tr. 797-799]. Quan điểm thứ nhất thừa nhận tính tuyệt đối của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, theo đó, kháng cáo kháng nghị phát

sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp cao hơn, cấp xét xử thứ hai đồng thời là cấp xét xử cuối cùng, xem xét lại mặt sự việc cũng như mặt pháp luật của vụ án, xét xử lại nội dung vụ án và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án đó trong giới hạn xét xử sơ thẩm, phạm vi và hướng kháng cáo, kháng nghị [147, tr. 797-799]. Quan điểm thứ hai thừa nhận tính tương đối của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, theo đó, kháng cáo kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án khác cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm [139, tr. 222], xét xử lần thứ hai chứ không xét xử lại nội dung vụ án [140, tr. 499], chủ yếu xem xét lại mặt pháp luật chứ không phải mặt nội dung của vụ án [126, tr. 84; 135, tr. 617, 618], xem xét và quyết định ngoài giới hạn xét xử sơ thẩm [143, tr. 416], xem xét và quyết định ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị [2, tr. 54; 39, tr. 83].

1.3.2. Những vấn đề được tập trung nghiên cứu, giải quyết trong luận án Thứ nhất, xây dựng khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng

nghị phúc

thẩm trong tố tụng hình sự theo hướng không chỉ gồm yếu tố nội dung hiệu lực mà còn yếu tố điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị.

Thứ hai, làm rõ cơ sở hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị gồm cơ sở lí

luận, pháp lí và thực tiễn của sự tồn tại hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự.

Thứ ba, làm rõ điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

theo hướng kháng cáo, kháng nghị phát sinh hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện hợp pháp về đối tượng, chủ thể, giới hạn, thời hạn, hình thức và thủ tục kháng cáo, kháng nghị. Điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm được làm rõ trên tất cả các phương diện lí luận, pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Thứ tư, làm rõ nội dung hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Nội dung thứ nhất: kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp cao hơn, cấp xét xử thứ hai đồng thời là cấp xét xử cuối cùng, xem xét lại mặt sự việc cũng như mặt pháp luật của vụ án, xét xử lại nội dung vụ án. Nội dung thứ hai: kháng cáo, kháng nghị giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong giới hạn xét xử sơ thẩm, phạm vi và hướng kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm không được chấp nhận yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị vượt quá giới hạn xét xử sơ thẩm, không được xem xét và quyết định ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị, không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và đương sự nếu không có kháng cáo, hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho họ. Nội dung hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm được làm rõ trên tất cả các phương diện lí luận, pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Thứ năm, làm rõ ý nghĩa hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị gồm ý

nghĩa pháp lí, chính trị và xã hội của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự.

Thứ sáu, làm rõ yêu cầu và giải pháp bảo đảm hiệu lực của kháng cáo,

kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Những vấn đề được tập trung nghiên cứu, giải quyết nêu trên chính là điểm mới của luận án so với các công trình nghiên cứu khác về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu HIỆU LỰC CỦA KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 26 - 29)