TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
4.1. Yêu cầu bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúcthẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
Theo Từ điển tiếng Việt, “bảo đảm” nghĩa là “tạo điều kiện để chắc
chắn giữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có được những gì cần thiết”
[103, tr. 52]. Như vậy, bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam là làm cho hiệu lực đó chắc chắn thực hiện được, có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện được.
Việc bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam cần thực hiện theo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, phù hợp với đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư
pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Cải cách tư pháp là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các chủ trương cải cách tư pháp được nêu rõ trong các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng, đặc biệt trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020. Việc bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam phải quán triệt đúng đắn, toàn diện và đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể:
- Bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phù hợp với chủ trương tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử:
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Kết luận số 79- KL/TW của Bộ Chính trị ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định phương hướng tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm bốn cấp là TAND sơ thẩm khu vực, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp cao và TANDTC, trong đó, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng nghị, TAND cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị. Ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, trong đó xác định tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức TAND theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. TAND được tổ chức bốn cấp như Kết luận số 79-KL/TW. Việc tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử cho phép khắc phục những bất hợp lí của việc tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính như không bảo đảm sự độc lập, chuyên môn hoá của Thẩm phán cấp phúc thẩm, không bảo đảm sự cân đối về số vụ án phải giải quyết giữa các Toà án cấp phúc thẩm. Trong hệ thống tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, hình thức phúc thẩm thứ bậc vẫn được bảo đảm. Toà án cấp phúc thẩm vẫn có địa vị
pháp lí là Toà án cấp cao hơn Toà án cấp sơ thẩm. Việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phải phù hợp với việc tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp cao hơn Toà án cấp sơ thẩm.
- Bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử:
Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định: Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, bảo đảm Toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền của Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phải phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử, bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của cấp xét xử thứ hai đồng thời là cấp xét xử cuối cùng, giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong giới hạn xét xử sơ thẩm và phạm vi kháng cáo, kháng nghị. - Bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phù hợp với yêu cầu
tôn trọng và bảo vệ quyền con người:
Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều đặt ra yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Vì vậy, việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phải phù hợp với chủ trương của Đảng về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp
phúc thẩm, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho bị cáo và đương sự thì không được làm xấu hơn tình trạng của họ.
Thứ hai, phù hợp với quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp là cơ sở hiến định, bảo đảm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Cụ thể:
Hiến pháp quy định Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102). Việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phải phù hợp với các quy định nói trên của Hiến pháp, bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho bị cáo và đương sự thì không được làm xấu hơn tình trạng của họ.
Hiến pháp quy định chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, bản án, quyết định của Toà án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 103, Điều 106). Việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm phải phù hợp với các quy định nói trên của Hiến pháp, bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của cấp xét xử thứ hai đồng thời là cấp xét xử cuối cùng, Toà án cấp phúc thẩm thực hiện thẩm quyền trong giới hạn xét xử sơ thẩm và phạm vi kháng cáo, kháng nghị.
Thứ ba, phù hợp với các giá trị pháp lí quốc tế được tiếp thu có chọn lọc
sự Việt Nam về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm cần tiếp thu các giá trị pháp lí quốc tế phù hợp với truyền thống pháp luật và điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Cụ thể:
- Bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp cao hơn theo hình thức phúc thẩm thứ bậc, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về địa vị pháp lí của Toà án cấp phúc thẩm (khoản 5 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị); không tiếp thu quy định trong pháp luật một số nước về hình thức phúc thẩm ngang cấp, tức là kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án khác cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm.
- Bảo đảm kháng cáo, kháng nghị phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp xét xử cuối cùng, xem xét lại mặt sự việc cũng như mặt pháp luật của vụ án, kết thúc việc giải quyết nội dung vụ án theo nguyên tắc chung thẩm (tiếng La tinh: “non bis in idem” [145, tr. 357]), bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật coi như chân lí (tiếng La tinh: “Res judicata pro veritate habetur” [54, tr. 186]); không tiếp thu quy định trong pháp luật một số nước về việc Toà án cấp phúc thẩm hạn chế xem xét lại mặt sự việc của vụ án hoặc không xem xét lại mặt sự việc cũng như mặt pháp luật của vụ án, không xét xử lại nội dung vụ án mà chỉ xét xử vụ án lần thứ hai.
- Bảo đảm kháng cáo, kháng nghị trong giới hạn xét xử sơ thẩm (tiếng La tinh: “tantum appellatum quantum judicatum” [57, tr. 874]), Toà án cấp phúc thẩm thực hiện thẩm quyền trong giới hạn xét xử sơ thẩm theo sự việc (tiếng La tinh: “in rem”) và theo chủ thể (tiếng La tinh: “in personam”) [143, tr. 356, 358].
- Bảo đảm kháng cáo, kháng nghị giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị (tiếng La tinh: “tantum devolutum quantum appellatum” [57, tr. 875]).
của Toà án cấp phúc thẩm theo hướng kháng cáo, kháng nghị, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và đương sự nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho họ (tiếng La tinh: “ne pejorare” [138, tr. 79]).