Cơ sở hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu HIỆU LỰC CỦA KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 43)

tụng hình sự

Cơ sở hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị là nền tảng lí luận, pháp lí và thực tiễn về sự tồn tại hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự.

- Cơ sở lí luận của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự là lí luận về sự kiện pháp lí, cụ thể hoá bởi kháng cáo, kháng nghị.

Kháng cáo, kháng nghị là sự kiện pháp lí, tức là “sự kiện thực tế mà sự

xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật” [107, tr. 160].

Kháng cáo, kháng nghị là sự kiện pháp lí làm phát sinh và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm.

Trong sự phân loại sự kiện pháp lí theo tiêu chuẩn ý chí, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là hành vi pháp lí, tức là sự kiện xảy ra theo ý chí của chủ thể kháng cáo, kháng nghị, biểu hiện dưới dạng hành động. Cũng như

“Mọi hành vi pháp luật đều phải có một số giới hạn chủ thể nhất định, chứ không thể là hành vi trừu tượng” [116, tr. 265], hành vi kháng cáo, kháng

nghị phúc thẩm chỉ được thực hiện bởi những chủ thể nhất định. Hành vi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm do ý chí của chủ thể kháng cáo, kháng nghị quyết định, làm phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm: “vụ án có được xét xử lại hay không chỉ phụ thuộc vào ý chí của các

bên trong vụ án, không thể phụ thuộc vào ý chí của bất cứ chủ thể nào khác”

[51, tr. 30, 31]. Ý chí của chủ thể kháng cáo, kháng nghị còn quyết định nội dung, phạm vi và hướng kháng cáo, kháng nghị, tức là quyết định giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Ý chí của chủ thể kháng cáo, kháng nghị được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động kháng cáo, kháng nghị.

Căn cứ vào ý nghĩa và hậu quả pháp lí, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là sự kiện pháp lí tích cực. “Sự kiện pháp lí tích cực là những sự kiện khi nó xảy ra thì mang lại những giá trị hữu ích nhất định cho chính chủ thể và cho cả xã hội” [45, tr. 70]. Những giá trị hữu ích đó thể hiện ở ý nghĩa của

kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự về các mặt pháp lí, chính trị và xã hội.

- Cơ sở pháp lí của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị là tổng hợp các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về điều kiện phát sinh và nội dung hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Quan hệ tố tụng chỉ tồn tại khi có các quy định của pháp luật [107, tr. 232]. Thực hiện kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định của pháp luật là hành vi hợp pháp, “là những hành vi có ý nghĩa xã hội rất cao, việc dùng pháp luật quy định, bảo vệ và nhân rộng nó là hết sức cần thiết” [45, tr. 72].

Khi nói về nhu cầu tăng cường hành vi hợp pháp mà ở đây là hành vi kháng cáo, kháng nghị phải thấy được nhu cầu tạo ra những bảo đảm về mọi mặt cho sự phát triển đó. Pháp luật có vai trò ghi nhận và điều chỉnh nhu cầu của chủ thể kháng cáo, kháng nghị phù hợp với ý chí của Nhà nước, mang lại lợi ích cho Nhà nước, xã hội và nhân dân. Để chủ thể đạt đến mục đích của hành vi kháng cáo, kháng nghị, pháp luật tố tụng hình sự phải quy định điều kiện phát sinh và nội dung hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

- Cơ sở thực tiễn của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là sự thực hiện pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Đây là hoạt động có lí trí và ý chí của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đi vào thực tiễn. Dưới góc độ pháp lí, thực hiện pháp luật là hành vi pháp luật hợp pháp, nghĩa là được tiến hành phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi trong phạm vi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Chủ thể kháng cáo, kháng nghị thực hiện pháp luật thông qua hình thức sử dụng pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc

thẩm. Đây là hình thức mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lí của mình, tức là hành vi kháng cáo, kháng nghị mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành.

Toà án cấp phúc thẩm với tư cách là đối tượng tác động của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị thực hiện pháp luật thông qua hình thức thi hành pháp luật tố tụng hình sự về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Đây là hình thức mà trong đó Toà án cấp phúc thẩm thực hiện nghĩa vụ, thẩm quyền pháp lí xem xét và quyết định của mình bằng hành động tích cực.

Một phần của tài liệu HIỆU LỰC CỦA KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 43)