- Hàn Quốc Bất kỳ một hiệp hội bảo vệ NTD muốn được thành lập và hoạt động cần phải đăng ký với Uỷ ban thương mại lành mạnh Hà Quốc hoặc chính
4.2.3 Hồn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng theo mẫu bằng Toà án
giá là điều khoản không công bằng và đưa vào danh sách những điều khoản không công bằng và đương nhiên những điều khoản này sẽ khơng có hiệu lực khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đăng ký hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên, một vấn đề có thể xảy ra là sự tuỳ tiện của cơ quan hành chính nhà nước trong việc đưa vào danh sách những điều khoản khơng cơng bằng theo ý chí chủ quan của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu. Lúc này tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (bên đưa ra hợp đồng theo mẫu) có thể khởi kiện cơ quan hành chính nhà nước ra Tồ án thơng qua thủ tụng tố tụng hành chính.
4.2.3 Hồn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng theo mẫu bằng Toàán án
Người tiêu dùng mặc dù được nhìn nhận như “thượng đế” nhưng lại có tâm lý e ngại khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng thông qua con đường kiện tụng, mà thường kết thúc ở thương lượng, hịa giải, điều này hình thành từ truyền thống tâm lý ngại va chạm, đơi khi cịn tác động mạnh hơn yếu tố kiến
thức. Nhiều người biết mình có quyền khiếu nại, tố cáo, nhưng việc có sử dụng quyền đó hay khơng lại là chuyện khác. Ngại va chạm là tâm lý chung của nhiều người, nhất là trong những trường hợp thiệt hại đối với mình khơng lớn hoặc liên quan đến các lĩnh vực độc quyền nhà nước thì thường bỏ qua hoặc trong nhiều trường hợp “thượng đế” thắng kiện nhưng quyền lợi cũng không được giải quyết thoả đáng nên cũng không muốn khiếu nại, khiếu kiện cho đỡ mất thời gian, tốn kinh phí [82]. Bên cạnh việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hố dịch vụ thơng qua thương lượng, hồ giải hoặc các biện pháp hành chính thì việc giải quyết tranh chấp bằng Tồ án là một trong những cách giải quyết tranh chấp hợp đồng theo mẫu giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hố dịch vụ có hiệu quả cao, văn minh và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết vụ việc lâu, lệ phí cao trong khi giá trị các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD thấp là hạn chế trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng tồ án nên khơng nhiều NTD lựa chọn phương thức này để giải quyết [7].
Qua các nghiên cứu so sánh đã cho thấy, phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng thủ tục đơn giản tỏ ra thích hợp với điều kiện của Việt Nam vì những lý do sau:
Thứ nhất, trình tự xét xử rút gọn thực chất là một sự lựa chọn bổ sung của
NTD. Họ hồn tồn có thể lựa chọn trình tự khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự theo BLTTDS.
Thứ hai, trình tự xét xử rút gọn khơng phải là một trình tự xét xử đặc biệt và
xa lạ với tố tụng dân sự hiện hành mà chỉ là sự bổ sung ngoại lệ của tố tụng dân sự áp dụng cho các vụ án bảo vệ quyền lợi của NTD là cá nhân với giá trị giao dịch nhỏ. Theo đó, việc quy định trình tự này khơng mâu thuẫn với BLTTDS hiện hành.
Thứ ba, trình tự xét xử rút gọn vẫn có thể sử dụng các quy định khác của
BLTTDS hiện hành như chứng cứ; cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng và các quy định về phiên tòa sơ thẩm của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, để giải quyết các vụ án tranh chấp giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo thủ tục rút gọn cần phải sửa đổi Luật BVQLNTD (2010) theo hướng đổi tên từ “thủ tục đơn giản” (khoản 2 Điều 41) thành “thủ tục rút gọn” cho phù hợp với quy định của BLTTDS (2015). Bên cạnh đó, hệ thống tư pháp cần xem xét bổ sung một cơ cấu tòa án riêng biệt để xét xử các vụ việc này, theo hướng đơn giản hoạt trình tự tố tụng, sử dụng các thẩm phán bán chuyên nghiệp. Ở các nước, thủ tục rút gọn trong khuôn khổ chế độ pháp lý về bảo vệ NTD có thể được tiến hành tại một định chế tài phán đặc biệt, độc lập với tồ án thơng thường, được lập ra để chuyên làm việc đó. Người xét xử được Nhà nước bổ nhiệm và trả thù lao để làm công việc thẩm phán không chuyên, theo kiểu cộng tác viên. Các “thẩm phán” này cư trú rải rác trên quản hạt. Mỗi khi có việc tranh chấp, cơ quan tài phán chỉ định người xét xử có nơi ở gần nhất đối với người cần được bảo vệ. Việc xét xử phải tuân thủ các nguyên tắc đơn giản, nhanh chóng và nhất là hồn tồn miễn phí [21, tr 137-138].
Luật hiện hành cho phép NTD khởi kiện tập thể nhưng phải thông qua các tổ chức bảo vệ NTD. Đây là một quy định hạn chế khả năng khởi kiện tập thể của NTD nói chung. Khởi kiện tập thể đối với NTD là đặc biệt quan trọng vì với các giao dịch giá trị nhỏ, lợi ích bị vi phạm của một cá nhân không lớn để anh ta đơn độc khởi kiện người bán ra tòa và đặc biệt rất phù hợp với những tranh chấp trong những giao dịch áp dụng hợp đồng theo mẫu. Vì vậy, luật cần bổ sung thêm khởi kiện tập thể không chỉ là thông qua các tổ chức xã hội bảo vệ NTD mà còn là khởi kiện của một nhóm NTD.