Quan điểm của một số tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam về ngƣờ

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 37 - 38)

đồng tính và quyền của ngƣời đồng tính

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Về tín ngưỡng, cũng như những bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đều mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, đặt niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên - lực lượng thống trị nhân gian. Thể hiện qua việc thờ cũng, các nghi lễ, tập tục. Các loại tín ngưỡng chủ yếu của Việt Nam có: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẫu, sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng...Trong đó, tín ngưỡng phồn thực coi trọng việc giao phối giữa nam và nữ nhằm sinh sôi, nảy nở, phát triển giống nòi, nên tín ngưỡng phồn thực tuy không cấm quan hệ đồng tính nhưng nó lại xem mối quan hệ đồng tính là trái tự nhiên và đi ngược lại với niềm tin của tín ngưỡng này.

Về tôn giáo, ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn

giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo. Các tín đồ có tôn giáo chiếm khoảng 1/3 dân số Việt Nam, họ phân bố rộng khắp cả nước. Trong lịch sử, giáo lý của các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và đã xuất hiện những mâu thuẫn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Truyền thống “tam giáo đồng nguyên”, “ngũ chi hợp nhất” đã dẫn đến tính đan xen, hòa đồng, khoan dung giữa các tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi về bản chất thì dù tín ngưỡng hay tôn giáo nào thì đều hướng con người đến với cái thiện, chỉ lối hành vi phù hợp với đạo đức và lối sống từ lâu đời của dân tộc ta. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Theo ước tính ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 20 triệu tín đồ (chiếm 25% dân số) của các tôn giáo đang hoạt động bình thường ổn định. Nên có thể nói rằng các quan điểm của tín ngưỡng, tôn giáo có những tác động nhất định đến sự nhìn nhận của mọi người đối với các vấn đề xung quanh đời sống xã hội. Vì tôn giáo không chỉ là triết học (một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan), không chỉ là vấn đề chính trị (bị các thế lực chính trị xấu lợi dụng), mà tôn giáo còn là lịch sử (phản ánh tiến trình lịch sử của nhân loại), là nhận thức (giải thích về thế giới và con người), là văn hóa (góp phần hình thành nên những nền văn minh và nếp sống văn hóa của loài người), là đạo đức (góp phần điều chỉnh hành vi của con người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ), là lối sống (góp phần hình thành lối sống của những người có đạo) và tôn giáo là một thực thể xã hội (có lực lượng tín đồ hùng hậu, có tổ chức giáo hội, tôn giáo chân chính góp phần vào củng cố cộng đồng và sự ổn định xã hội) [41].

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w