Quan điểm của Đạo Thiên chúa

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 42)

Công giáo Việt nam hay còn gọi Thiên chúa giáo là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Roma thuộc Kitô giáo. Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây vào cuối thế kỷ XVI. Trong quá trình truyền bá đạo ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hoá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống, giáo dục… Những yếu tố tích cực có thể kể đến như là sự tạo thành chữ quốc ngữ, sự du nhập kiểu kiến trúc nhà thờ và sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ khi đó, Thiên chúa giáo trở thành một tôn giáo gần như phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê thì số lượng người theo tôn giáo này khoảng 5,7 triệu người chiếm tỷ lệ khoảng 6,87% dân số Việt Nam. Là một tôn giáo nên cũng có quan điểm riêng về các vấn đề chính trị, xã hội ở nơi có giáo hội. Đối với vấn đề về đồng tính, giáo hội Công giáo Việt Nam cũng có quan điểm riêng. Tiếp nối những quan niệm về tình dục của Do Thái giáo, vào thời cổ Ki tô giáo, đồng tính bị coi là tội ác. Cho đến ngày nay, vẫn những quy định cấm thủ dâm, cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài giá thú, cấm đồng tính luyến ái hoặc sử dụng các biện pháp ngừa thai, phá thai...nhưng tính chất khắc nghiệt đã giảm đi và tinh thần của những quy định đó cũng có phần cởi mở, khoáng đạt hơn.

Sách Giáo lý chung của Giáo hội Công giáo hiện nay, ban hành năm 2005 đã đưa ra cái nhìn của mình về đồng tính luyến ái như sau:

người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau. Sự phát sinh về tâm lý của nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải thích được. Dựa trên thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng”. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho

hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho

sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào”. (Điều 2357)

“Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ”. (Điều 2358)

“Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo”. (Điều 2359)

Giáo hội Công giáo cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn dứt khoát với lập trường về hành vi quan hệ đồng tính. Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã khẳng định Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; chối bỏ hoặc đi ngược với chương trình ấy là một điều không phù hợp với chương trình của Đấng Tạo Hóa. Vì vậy, đồng tính luyến ái xét như là một đảo lộn trật tự tự nhiên, là một cắt đứt quan hệ với Đấng Tạo hóa. Theo Kinh Thánh, tình dục hướng đến việc trao ban sự sống.

Nói vậy, không có nghĩa là mỗi hành động tình dục đều tạo ra sự sống mới và cũng không phải mọi người đều bắt buộc phải hướng đến mục tiêu đó khi quan hệ tình dục. Ngoài mục đích sinh sản thì khi quan hệ tình dục còn có những mục đích khác nữa. Tuy vậy, mục đích sinh sản luôn luôn cần được tôn trọng. Trong quan hệ đồng tính, mục đích sinh sản đã bị chối bỏ, bởi vậy quan hệ đồng tính là phản tự nhiên. Như đã nói, khi quan hệ tình dục không chỉ có mục đích sinh sản còn có những mục đích khác. Mục đích khác muốn nói ở đây chính là tình yêu. Nhưng theo Kinh Thánh tình yêu đích thực chỉ có trong quan hệ vợ chồng và gắn liền với mục đích sinh sản. Bởi vì hành động giao hợp vợ chồng hướng đến mục đích của tình dục là yêu thương đạt đến khoái cảm và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có thể và phải bền vững, vì nó đòi hỏi trách nhiệm của con người, trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính luyến ái không được xây dựng trên bất cứ một nền tảng nào đòi hỏi sự chung thủy và bền vững.

Qua đây, quan điểm của Thiên chúa giáo về đồng tính, họ chỉ phản đối hành vi quan hệ đồng tính chứ không phải người đồng tính. Hơn nữa, giáo lý còn xác định khuynh hướng đồng tính không phải là tội lỗi, do đó phải nhìn người đồng tính với cái nhìn cảm thông và tôn trọng. Giáo hội cũng đòi hỏi chính bản thân người đồng tính cũng phải là những con người tự do và có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w