Các thiết bị phòng chống cháy nổ:

Một phần của tài liệu Quản lý khai thác khai thác mặt đất khai thác nhà ga hàng hóa (Trang 42 - 49)

5. Quy định về phòng chống cháy nổ và an toàn

5.3. Các thiết bị phòng chống cháy nổ:

Tại Điều 32 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định về hạ tầng phục vụ công tác khẩn nguy phòng chống cháy nổ bao gồm:

Yêu cầu nhà ga khai thác đáp ứng đủ về trang thiết bị, nguyên vật liệu, hạ tầng phục vụ công tác khẩn nguy, thiết lập trung tâm hiệp đồng khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy đảm bảo đầy đủ nhân lực, bảo đảm tiếp cận nhanh chóng, phù hợp với các phương án khẩn nguy sân bay...

Các thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ tại nhà ga hàng hoá bao gồm:

 Thiết bị chữa cháy cơ giới:

 Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc ( xe bơm )

Hnh 5.34: Xe chở thiết bị chữa cháy

 BPnh chữa cháy bằng : bọt hóa học, khí CO2, bột

 Hệ thống thiết bị chữa cháy tự động/nửa tự động bằng: nước, bọt, khí, bột, hệ thống phát hiện nhiệt, khí, lửa

 Các phương tiện và thiết bị khác: phương tiện chứa nước, đựng cát, chữa cháy

 Họng nước chữa cháy

 Tín hiệu, biển báo “ Nguy hiểm” và “An toàn”

 Tủ đựng vòi, giá đỡ bPnh chữa cháy

 Xẻng xúc

Phần 6. Trả lời các câu hỏi

Câu 1: Nêu đặc điểm và yêu cầu đối với các kho hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay. Giải thích và cho vd minh họa.

Kho hàng hóa tại cảng hàng không có các đặc điểm và yêu cầu tương tự như các kho hàng vận chuyển khác như:

Bố trí mặt bằng theo nguyên tắc:

 Tối đa hóa diện tích và không gian sử dụng

 Hợp lý hóa đường lưu thông: hàng xuất, hàng nhập

 Đảm bảo sự thông thoáng trong kho Sắp xếp kho theo quy tắc 5S

Sort (Sàng lọc) - Set (Sắp xếp) - Shine (Sạch sẽ) - Standardize (Săn sóc) - Sustain (Sẵn sàng)

Trong đó:

 Sàng lọc có thể giúp chúng ta phân loại mọi thứ một cách nhanh nhất. Chúng ta có thể phân loại, sắp xếp kho theo đối tượng, mục đích và tần suất sử dụng.

 Sắp xếp có thể hiểu là sắp xếp một cách hợp lý hóa.

 Sạch sẽ: không gian sạch sẽ, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. Không có gP ngạc nhiên khi mọi thứ được để đúng chỗ sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tPm kiếm cũng như lấy ra.

 Săn sóc là duy trP và kế thừa các bước trên. Ở bước này mọi thứ đều phải đảm bảo tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất trước khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

 Sẵn sàng: Việc duy trP và cải tiến nhà kho nơi áp dụng quy tắc 5S trong vận hành kho hàng luôn phải được thực hiện theo chu kỳ.

Sự khác biệt chính tại kho hàng hóa cảng hàng không là quy trPnh hoạt động trong kho hàng đơn giản hơn chỉ gồm:

1. Dòng chảy đầu vào

 Quy trPnh nhận hàng: Hành vi xử lý sản phẩm vào nhà kho và vào hệ thống

2. Dòng chảy đầu ra

 Lấy hàng

 Phân phối

Không bao gồm các dịch vụ đi kèm như đóng gói hàng hay quy trPnh quản lý hàng tồn kho, hàng trả lại (return)

Nhà kho tại cảng hàng không cũng yêu cầu việc phân chia khu vực cụ thể, đi kèm nó là các loại máy móc tiên tiến để bốc xếp hàng hóa cũng như kiểm tra hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển do phương thức vận chuyển này yêu cầu các nguyên tắc phục vụ đặc biệt để đảm bảo an toàn.

Ví dụ về nhà ga hàng hóa Nội bài ACSV gồm:

Hàng hóa xuất quốc tế 6.500

Hàng hóa nhập quốc tế 5.000

Hàng hóa nội địa 2.200

Diện tích sân đỗ phương tiện & đường di chuyển 6.300

Tổng 20.000

Hnh 6.35: Diện tích nhà ga ACSV

Với các thiết bị hiện đại như: hệ thống nâng, máy soi chiếu, kho lạnh, kho hàng phục vụ đặc biệt...v.v... như đã nêu trên.

Câu 2:Vận đơn hàng không là gì? Tại sao vận đơn hàng không (AWB) không thể chuyển nhượng? Giải thích và cho ví dụ minh họa.

Là chứng từ vận tải, là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng không, xác nhận đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển; Đây còn là hóa đơn; chứng nhận bảo hiểm; Chứng từ khai báo hải quan.

AWB có đặt điểm khác biệt nhất so với các chứng từ vận tải khác như B/L là không thể ký hậu hay chuyển nhượng được.

Lý do:

1. Về pháp lý: theo quy định của IATA và luật Hàng không dân dụng Việt Nam nên AWB không có chức năng chuyển nhượng hay sở hữu.

2. Theo góc nhìn của nhóm: Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển và nên đối với vận tải đường biển trong thời gian tàu con đang trên biển shipper và consignee có thể liên hệ làm thủ tục qua ngân hàng và có các trao đổi về phương thức chuyển nhượng, còn AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa giúp người nhận hàng làm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến nhanh và dễ dàng hơn. Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng dưới mỗi vận đơn sẽ có chữ ký để làm bằng chứng cho việc gửi nhận hàng; hợp đồng vận chuyển giữa người mua và người bán đó là mục đích cốt lõi của AWB

Nói chung là vP AWB đã được quy định là không có chức năng chuyển nhượng hay sở hữu nên khi consignee và shipper tự thỏa thuận để chuyển nhượng vận đơn thP nếu xảy ra tranh chấp sẽ không được giải quyết.

Ví dụ: 1 lô hàng được vận chuyển từ Tp HCM – Hongkong, lúc này HHK sẽ xuất 3 AWB gốc và giao cho shipper, người chuyên chở (AWB lúc này là bằng chứng kế toán), consignee (là người nhập khẩu ở Hongkong, AWB được gửi cùng với hàng hóa).

VP AWB được gửi đến cho người nhận hàng cùng với hàng hóa nên nhà nhập khẩu không thể ký hậu để chuyển nhượng cho người khác. Ngoài ra, consignee còn phải có các giấy ủy quyền có tên trùng khớp trên vận đơn để nhận được hàng.

Câu 3: Nguyên tắc phục vụ hàng hóa tại máy bay để đảm bảo an toàn?

Đầu tiên là việc chuẩn bị: Để chất xếp được nhanh chóng và hiệu quả thP toàn bộ hàng hóa cần được kiểm tra cẩn thận và sắp xếp sơ bộ theo thứ tự của bảng kế hoạch chất xếp và phương pháp chất xếp sẽ được dùng. Hàng hóa sẽ không được chất xếp nếu:

 không được đóng gói 1 cách hợp lý

 có thể là nguyên nhân hư hại máy bay hoặc các hàng hóa khác

 làm hỏng, bẩn máy bay hay các hàng hóa khác

Người giám sát chất xếp sẽ hướng dẫn đội chất xếp theo số liệu chất xếp (bản hướng dẫn xếp, điện văn về tải, bảng tải, tờ khai)

Tiếp đến là kiểm tra tàu bay

 Trước khi chất xếp hàng lên máy bay cần chắc chắn sàn, tường và vách ngăn của máy bay ở trạng thái, điều kiện tốt.(cần chắc chắn không có 1 cạnh sắc nhọn nào có thể làm hư hỏng hàng hóa)

 Đảm bảo lưới ngăn cách dùng để chia nhỏ hầm hàng, khoang hàng được lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí theo nguyên tắc chằng buộc tải.

 Phải để lối tiếp cận bảng điều khiển cửa sập cabin không bị cản trở

 Phân chia tải đều, không vượt quá tải trọng tối đa của hầm hàng, nhẹ trên nặng dưới (khi cần thiết nên dùng tấm dàn lực), những loại hàng đặc biệt (quá khổ, quá tải, sắc cạnh,..) phải được xếp riêng, đảm bảo chốt cửa chốt lưới được cài chắc chắn trước khi máy bay cất cánh.

 Những nguyên tắc phải được áp dụng khi chất hàng:

 Chất xếp hàng hóa sao cho các nhãn và thẻ hàng hóa ở vị trí dễ thấy, tránh bị che khuất

 không xếp chồng các kiện hàng hay chồng lên tấm dàn lực nếu không có sự kiểm tra trước của nhân viên chất xếp

 chỉ dùng thiết bị trợ giúp mặt đất đã được phê chuẩn cho các loại hàng nặng

Thùng, mâm (ULD/Pallet) để phục vụ việc chất hàng hóa lên tàu bay: phải được kiểm tra thường xuyên và để đúng nơi quy định.Cụ thể:

- Chất xếp theo bảng hướng dẫn chất xếp,phân chia đều nhau, không tập trung hàng quá nặng ở giữa mâm, hàng hóa được sắp xếp ổn định tránh dịch chuyển ra ngoài mâm

- Hàng hóa nguy hiểm phải được xếp riêng

- Mỗi thiết bị chất xếp được gắn một mã nhận dạng IATA (thẻ)

- Hàng hóa trên mâm phải được buộc lại gọn gàng, chất hàng đúng tiêu chuẩn

Nguyên tắc chung khi sử dụng thùng (ULD):

- Tận dụng tối đa thể tích thùng hàng, chất xếp ngăn nắp

- Chất xếp hàng nặng ở dưới, xếp kiện hàng theo hướng chịu lực tốt nhất( Vali theo chiều thẳng đứng)

- Chỉ trượt ULD trên bề mặt có con lăn, bi; không dùng xe xúc để nâng hay di chuyển trừ khi có bục thích hợp hay mâm giữ đế của thùng hàng

- Chỉ được nâng, di chuyển khi ULD đã gắn chặt vào bục, mâm - Gắn nhãn mác phải dễ nhPn thấy, đóng chốt cửa thùng hàng - Không xếp chồng các thùng hàng

- Không sử dụng xe xúc phục vụ trực tiếp tại máy bay

Bên cạnh đó, trong mọi quá trnh kiểm tra đều yêu cầu

Về an toàn, tuân thủ tốt các quy định về phòng chống cháy nổ: có biện pháp tổ chức;

sử dụng thiết bị chữa cháy ở các vị trí quy định và thường xuyên kiểm tra tính sẵn sàng của thiết bị; có biện pháp kỹ thuật phòng ngừa và chữa cháy.

Về an toàn với con người và thiết bị: Phải tuân thủ các quy định về an toàn; Sử dụng

các thiết bị an toàn thích ứng, trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp; Các thiết bị sử dụng chất xếp HH: thùng, mâm,…phải được kiểm tra thường xuyên, bảo quản tốt và để đúng nơi quy định; Chất xếp HH không vượt quá tải trọng cho phép…

Tài liệu tham khảo:

Cargo innductory course: OAG and TACT Training Edition – IATA – 1.9 edition Air Cargo Processes – Nicholas Donnison

Công ước montreal 1999

https://www.tcs.com.vn/dich-vu/phuc-vu-hang-xuat https://www.tcs.com.vn/dich-vu/phuc-vu-hang-nhap https://acsv.com.vn/nha-ga-hang-hoa.html

Một phần của tài liệu Quản lý khai thác khai thác mặt đất khai thác nhà ga hàng hóa (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)