4 Giới hạn nghiên cứu
2.1.1 Nhà lưới và các yếu tố môi trường trong nhà lưới
❖ Nhà lưới
Hiện nay, khi thực phẩm ngày càng ô nhiễm và yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người dân ngày một tăng thì rau sạch chính là sản phẩm rất được con người ưa chuộng.Việc áp dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, trong đó có sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà màng trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm giải quyết tốt bài toán năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản.
Nhu cầu sử dụng rau sạch của con người ngày càng tăng, cho nên việc mở rộng diện tích trồng rau an toàn trong nhà lưới càng được ưu tiên hiện nay.
Tại các nước tiên tiến, mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới khá phổ biến, tuy nhiên ở Việt Nam mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới chỉ được phát triển rộng rãi ở một số khu vực cao nguyên, có khí hậu tương đối ôn hòa, những vùng khác chỉ tập trung từng khu vực nhỏ lẻ.
Nhà lưới trồng rau sạch khá đa dạng về kiểu dáng tuy nhiên có 2 loại nhà lưới phổ biến nhất hiện nay là nhà lưới kín (nhà kính và nhà lưới có mái che) và nhà lưới hở
Là loại “nhà lưới” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.
Quy mô diện tích từ 500m2 – 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 – 2,5 m.
Hình 2.1. Nhà lưới hở chỉ che mái
● Ưu điểm
+ Do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá.
+ Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín.
● Nhược điểm
- Không có tác dụng ngăn côn trùng sâu bọ
- Muốn áp dụng cho quy mô lớn thì cần phải thực hiện nối các nhà lưới hở nhỏ với nhau do độ vững chắc của mô hình không cao.
- Khả năng áp dụng công nghệ cao toàn diện vào điều khiển sản xuất thấp.
❖ Nhà lưới kín
Là loại nhà lưới được che phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao từ 3 – 4 m. Quy mô diện tích: theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.
● Ưu điểm
+ Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn.
+ Có thể thâm canh được thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.
+ Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.
+ Nhà kính cho phép người nông dân kiểm tra đa số các thông số sản xuất bao gồm khí hậu, phân bón, kiểm tra sinh học bệnh cây và côn trùng tối ưu việc sử dụng đất và phân phối số lượng trong suốt mùa vụ gieo trồng.
● Nhược điểm:
- Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1 C - 2 C làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây0 o
Như vậy, từ những đặc điểm trên ta thấy nhà kín tối ưu nhất vì có thể điều khiển vi khí hậu và áp dụng công nghệ cao bao gồm hệ thống làm mát, hệ thống tưới, hệ thống lưu thông không khí, các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm .v...v..Chi phí đầu tư ban đầu rất cao nhưng bù lại sản phẩm đạt chất lượng cao(tiêu chuẩn EU). Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới như Hà lan, Isrel, Nhật bản, Pháp, Mỹ và Trung quốc...đã và đang phát triển ứng dụng rất rộng rãi các mô hình nhà kính trồng rau, hoa quy mô tăng nhanh trong các năm gần đây, các nhà kính tương đối hiện đại có các dạng cấu trúc và kết cấu khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế mỗi nước