4 Giới hạn nghiên cứu
3.3. Cấu hình chung của simatic HMI
Trong giao diện thiết kế Simatic HMI cho tất cả các phiên bản của WinCC Basic đến Professional đều bao gồm các thành phần giống nhau và chỉ khác nhau về mức độ hỗ trợ người dùng trong quá trình thiết kế, các công cụ tùy chọn ứng dụng
▪ Device configuration: Hỗ trợ người lựa chọn hay thay đổi phần cứng thiết bị qua giao diện Device view, cấu hình và kết nối qua mạng Network view...
▪ Runtime settings: Thực hiện cài đặt các trang bị khởi đầu, thanh công cụ, các dịch vụ, phím tắt, cài đặt chung cho các cảnh báo, ngôn ngữ hay font chữ , truy cập web hay các chức năng về dự phòng scada với Redundancy...
▪ Screens: Giao diện hiển thị sẽ được thiết kế trong các trang tính màn hình và số lượng màn hình tùy thuộc vào gói phần mềm tương thích.
▪ Screen management: Hỗ trợ các template, các bảng layout định sẵn, hỗ trợ thiết kế các thanh công cụ menu và toolbar giúp cho quá trình thiết kế thuận tiện hơn.
▪ HMI tags: Chứa các tag nội (internal) và cacs tag ngoại (external)
▪ Connections: Chưa những kết nối giữa Simatic HMI và các bộ điều khiển PLC s7 hoặc các thiết bị khác.
▪ HMI alarms: Chứa các thông tin cảnh báo về các tín hiệu rời rạc, analog, cảnh báo từ PLC, từ người sử dụng hay hệ thống...
▪ Recipes: Chưa các công thức và thành phần công thức
▪ Historical data: Liên quan tới việc lưu trữ dữ liệu của các tag.
▪ Scripts: Thực hiện các đoạn mã chương trình với VB Scripts hay C Scripts.
▪ Scheduled tasks: Thực hiện các tác vụ theo kế hoạch định sẵn của người dùng.
▪ Cycles: Chu kỳ quét và lấy dữ liệu của tag về màn hình HMI hay SCADA.
▪ Reports: Thực hiện các tác vụ dạng in ấn và định dạng trang in, xuất các định dạng tệp tin PDF hay các máy in (Printer).
▪ Text and graphic list: hỗ trợ các danh sách chữ và hình ảnh theo yêu cầu cũng như mong muốn người dùng.
▪ User administration: Cấu hình và phân quyền hạn cho người sử dụng khi thực hiện các thao tác trên màn hình HMI hay SCADA