Điểm SYNTAX
Chúng tôi CARINAX[82] DEFINITION II[68] Nhóm 1 Nhóm 2 Provisional AXXESS Provisional Two-stent
TB 18,8 ±7,1 16,6 ± 4,3 17 ± 8 17 ± 8 24,24±9,92 24±9,46
< 23 (%) 72,3 96,1 81 79 48,6 44,8
23-32 (%) 24,4 3,9 14 18 32,6 33,8
≥ 33 (%) 3,3 0,0 5 3 18,8 21,3
4.3. KẾT QUẢ CAN THIỆP CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNHTHỦ PHẠM THỦ PHẠM
4.3.1. Một số thông số kỹ thuật
4.3.1.1. Vị trí đường vào mạch máu và kích thước ống thông can thiệp
Với việc sử dụng đường vào từ động mạch quay đã mở ra một chương mới trong kỹ thuật can thiệp ĐMV. Sử dụng đường vào từ động mạch quay sẽ giảm thiểu được các biến chứng chảy máu liên quan đến đường vào từ động mạch đùi, đồng thời sau can thiệp BN cũng có thể ngồi dậy ngay chứ không phải nằm bất động như can thiệp qua đường vào từ động mạch đùi. Với đa số các trường hợp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV không quá phức tạp, sử dụng
nhiên với những tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV phức tạp, phải sử dụng chiến lược can thiệp phức tạp để bảo vệ tối ưu SB (kỹ thuật Two-stent hoặc sử dụng stent chuyên dụng AXXESS) thì phải cần sử dụng ống thông can thiệp có kích thước 7 – 8 Fr và sử dụng đường vào mạch máu là động mạch đùi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 56,7% BN được can thiệp qua đường vào từ động mạch quay và 43,3% BN được can thiệp qua đường vào từ động mạch đùi. Ở Nhóm 2, do hệ thống stent chuyên dụng AXXESS cần ống thông can thiệp 7 Fr, nên 100% các BN ở nhóm này đều được sử dụng ống thông can thiệp 7 Fr và sử dụng đường vào từ động mạch đùi. Nhóm 1, tỷ lệ sử dụng đường vào từ động mạch đùi là 11,11% và có 4,4% trường hợp sử dụng ống thông can thiệp 7 Fr. Nghiên cứu DEFINITION II trên những BN tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV được can thiệp đặt stent ĐMV, cũng cho thấy tỷ lệ can thiệp qua đường vào từ động mạch quay là 78,7% ở Nhóm Two-stent và 80,6% ở nhóm đặt stent vượt qua SB [68]. Như vậy, ngoại trừ các trường hợp can thiệp có sử dụng stent AXXESS phải sử dụng ống thông can thiệp 7 Fr và đường vào từ động mạch đùi, việc sử dụng ống thông can thiệp kích cỡ 6 Fr và sử dụng đường vào từ động mạch quay cũng có thể can thiệp thành công đa số các tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV.
4.3.1.2. Vị trí can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm
Kết quả ở Bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV thủ phạm hay gặp nhất là ở LAD, liên quan đến giải phẫu LAD có chia nhiều SB lớn hơn là LCx và RCA. Do vậy tỷ lệ can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV trên LAD cũng nhiều hơn so với LCx và RCA. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN được can thiệp ở vị trí LAD là 79,4%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Minh Phương và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ can thiệp chỗ chia nhánh ĐMV ở vị trí LAD là chủ yếu với tỷ lệ là 77,6% [85]. Nghiên cứu DEFINITION II cũng cho
[68].