So sánh tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh động mạch vành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 126 - 128)

Tổn thương (%) Chúng tôi DIVERGE

[14] CARINAX[82]

Nhóm 1 Nhóm 2 AXXESS Provisional AXXESS

Tổn thương thực

thụ chỗ chia nhánh 48,9 78,4 77,4 76 70

Tổn thương liên

quan chỗ chi nhánh 51,1 21,6 22,6 24 30

4.2.8.6. Đặc điểm về góc phân nhánh

Bên cạnh việc đánh giá vị trí mảng xơ vữa ở MV và SB, góc phân nhánh α tạo bởi DMV và SB cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược can thiệp tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV. Khi góc phân nhánh α < 70° thì giải phẫu chỗ chia nhánh ĐMV giống hình chữ Y, việc đưa các dụng cụ can thiệp (như là dây dẫn can thiệp ĐMV, bóng nong ĐMV, stent …) vào SB sẽ dễ hơn khi góc phân nhánh α > 70°. Và khi SB cần phải đặt stent, thì các kỹ thuật can thiệp trong chiến lược Two-stent như kỹ thuật Culotte, kỹ thuật Crush hoặc mini-Crush … được cân nhắc sử dụng.

Trong kỹ thuật can thiệp chỗ chia nhánh ĐMV có sử dụng stent chuyên dụng AXXESS, bên cạnh yếu tố đường kính PMV (do stent Axxess chỉ có 2 kích cỡ là 3.0 mm và 3.5 mm, chỉ phù hợp cho đường kính PMV từ 2,75 – 4,25 mm), thì một yêu cầu về mặt kỹ thuật đó là góc phân nhánh α < 70°, nhằm dễ dàng cho việc đặt stent vào SB nếu cần.

Khi góc phân nhánh α > 70°, giải phẫu chỗ chia nhánh ĐMV như hình chữ T, nên việc đưa các dụng cụ can thiệp vào SB cũng sẽ khó khăn hơn, vì thế

cho những tổn thương này.

Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ gặp góc phân nhánh α < 70° là chủ yếu với tỷ lệ là 79,4%, trong đó ở Nhóm 2 tỷ lệ góc phân nhánh α < 70° là 100% và ở Nhóm 1 là 67,8% có sự khác biệt này là do góc phân nhánh α < 70° là một trong những yếu tố kỹ thuật của việc sử dụng stent chuyên dụng AXXESS. Trong nghiên cứu CARINAX, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ gặp chủ yếu là góc phân nhánh α < 70° với góc phân nhánh α = 59 ± 17° ở nhóm được can thiệp bằng stent AXXESS và ở nhóm được can thiệp theo chiến lược đặt stent vượt qua SB góc α = 58 ± 21° [82].

4.2.8.7. Đặc điểm tổn thương theo thang điểm SYNTAX

Thang điểm SYNTAX là một công cụ cho điểm để đánh giá mức độ phức tạp của tổn thương ĐMV trên chụp mạch, là một yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ can thiệp quyết định lựa chọn chiến lược điều trị cho BN. Trong đa số các trường hợp, khi điểm SYNTAX ≥ 33 thì sẽ ưu tiên lựa chọn CABG cho BN, vì khi đó các nguy cơ rủi ro khi can thiệp đặt stent ĐMV cũng như MACE sau này cao hơn so với CABG.

Điểm SYNTAX trung bình ở nghiên cứu của chúng tôi là 18 ± 6,3 trong đó điểm SYNTAX trung bình ở Nhóm 2 (16,6 ± 4,3) thấp hơn ở Nhóm 1 (18,8 ± 7,1) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi đánh giá thang điểm SYNTAX ở các mức: SYNTAX < 23, 23 ≤ SYNTAX < 33 và SYNTAX ≥ 33, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhóm BN có SYNTAX < 23 ở Nhóm 2 (96,1%) cao hơn Nhóm 1 (72,3%) đồng thời tỷ lệ nhóm BN có điểm SYNTAX ≥ 23 ở Nhóm 1 cao hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tương tự như nghiên cứu CARINAX, kết quả cũng ghi nhận BN có điểm SYNTAX < 23 chiếm đa số [82]. Trong nghiên cứu DEFINITION II, điểm

nghiên cứu này chỉ bao gồm những BN có tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV theo phân loại Medina 1.1.1 và Medina 0.1.1 [68].

Với những BN có điểm SYNTAX ≥ 33 thì đa số các bác sĩ can thiệp sẽ lựa chọn phương án CABG, tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 BN chiếm tỷ lệ 2,1% có điểm SYNTAX ≥ 33 được can thiệp ở Nhóm 1 do gia đình BN từ chối CABG.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w