- Biết yêu quý những con vật có ích và cần phải tiêu diệt các con vật có hại.
2/ Chuẩn bịCon bướm, ong, chuồn chuồn, ruồi, muỗi Bài thơ, bài hát về các con vật
Bài thơ, bài hát về các con vật
Bộ lô tô, bút màu. Tranh vẽ các nhóm con vật
3/ Phương pháp: Trực quan đàm thoại, thực hành
4/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô * Mở đầu hoạt động :
Cô cùng trẻ trò chuyện về 1 số loại côn trùng qua các câu đố.
* Hoạt động trọng tâm:
Hát bài “ Chị ong nâu”
- Cho trẻ xem tranh con ong và gọi tên.
Cô hỏi: Ong là con vật thế nào ? Ong có hình dáng to hay nhỏ ? Ong có lợi hay có hại ? Vì sao con biết ong có lợi ? Khi bị phá tổ ong thường làm gì ? Vậy các con có phá tổ ong không ?
- Trẻ hát “ Con chuồn chuồn”
Tương tự cô cho cháu xem tranh con chuồn chuồn, bướm, ruồi, muỗi... Mỗi lần quan sát cô đặt câu đố hoặc cho hát bài về con vật đó.
- Cho trẻ đọc lại tất cả các con vật đã quan sát. - So sánh: Các con vật với nhau.
+ Giống: Đều thuộc nhóm côn trùng, đều có cánh, biết bay. + Khác: Về tên gọi, cấu tạo, môi trường sống, vận động. - Cho trẻ kể tên về một số côn trùng khác mà trẻ biết. ( Gợi ý để trẻ kể. Sâu, nhện, bọ dừa, châu chấu, tằm...)
- Phân nhóm và đếm xem có bao nhiêu côn trùng có ích, bao nhiêu côn trùng có hại.
- Trẻ giải các câu đố về các con vật nuôi, con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước. -Cho trẻ tô màu các con vật thuộc nhóm côn trùng.
- Trẻ đọc đồng dao: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng Bay vừa thì râm. Hát bài “ Kìa con bướm vàng”
III.HOẠT ĐỘNG GÓC :TÊN TÊN
GÓC DUNGNỘI YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Góc phân vai “ Nấu ăn” “ Bác sĩ thú y”.
Trẻ biết phân và chọn vai chơi cho phù hợp. Biết trao đổi, giao nhiệm vụ của người nấu ăn, người đóng vai bác sĩ thú y...
Các loại chim, trứng Chim bằng đồ chơi, đồ dùng nấu ăn, áo quần bác sĩ, các loại thuốc, ống tiêm cho các con vật
Cô gợi ý, trẻ tự nhận vai chơi, Chia thành nhóm nhỏ, nhóm nấu ăn, nhóm chăm sóc các con vật...
Góc xây dựng “ Xây tổ cho Ong” Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được nhiều tổ bằng hình tháp để cho Ong đậu.
Đồ lắp ráp bằng nhựa, gạch xốp.
Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu 1 trẻ làm kỹ sư thiết kế, các trẻ còn lại làm công nhân, bàn bạc về cách xây và lắp ráp theo ý của trẻ để hoàn thành xây tổ cho Ong. Góc thiên nhiên Chăm sóc cây xanh và tưới nước
Chăm sóc cây xanh,bón phân cho cây, chơi với cát nước.
Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi, quả trứng bằng nhựa.
chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi, vì sao?
Góc nghệ thuật Tô vẽ dán hát Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về các con Côn Trùng - Chim.
Mũ đội các con vật, phách tre, trống lắc...các bài thơ, bài hát về các con Côn Trùng – Chim.
Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục, đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn đọc thơ. Góc học tập và sách Xem sách, tranh ảnh .
Trẻ biết tô tranh và nối tranh đúng theo yêu cầu của cô.
Tranh pô tô về các con Côn Trùng – Chim, bút chì đen, chì màu.
Cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi từng nhóm trẻ để trẻ hoàn thành các bức tranh theo sự hướng dẫn của cô..
IV.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
Trẻ ngoan chú ý học còn nói chuyện
V.VỆ SINH TRẢ TRẺ
Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2010
I .Hoạt động trong ngày :
1.Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:
- Hướng cho trẻ vào các bức tranh côn trùng treo ở các góc. - Nói chuyện với trẻ về các loại côn trùng.
- Trẻ chơi tự do với đồ chơi tự chọn.
2.Hoạt động ngoài trời :
a.Quan sát: - Cho trẻ đi dạo ngoài sân, đoán xem thời tiết của ngày hôm ấy. Trẻ so sánh với thời tiết hôm qua.
- Ôn kiến thức cũ: Côn trùng
- Cung cấp kiến thức mới: Vẽ đàn Bướm b.Trò chơi vận động: Bắt bướm
c.Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
II. Hoạt động có chủ đích:
Tiết : Môn: Tạo hình
BÀI: VẼ ĐÀN BƯỚM.
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng để vẽ con Bướm.
- Biết cân đối giữa đầu, mình, đuôi, vẽ thêm các chi tiết phụ: mặt trời, mây… - Trẻ yêu quí các con côn trùng có ích