Thực trạng pháp luật về thông điệp dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận án pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 98 - 106)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

2.1.1. Thực trạng pháp luật về thông điệp dữ liệu

Thông điệp dữ liệu được coi là nền tảng của các giao dịch điện tử nói chung và của các giao dịch thương mại điện tử nói riêng. Do đó, để tạo lập môi trường pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử thì các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều có các quy định khá cụ thể về thông điệp dữ liệu. Ở Việt Nam, các quy định về thông điệp dữ liệu được tập trung quy định trong Luật số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 về Giao dịch điện tử.

2.1.1.1. Quy định về nhận diện thông điệp dữ liệu

Trong các giao dịch thương mại điện tử, thông tin trao đổi giữa các chủ thể được thực hiện trong môi trường điện tử (thông qua các phương tiện điện tử). Hay nói cách khác, các thông tin trao đổi giữa các chủ thể trong thương mại điện được tồn tại dưới hình thức là thông điệp dữ liệu. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến thông điệp dữ liệu được coi là nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vấn đề về nhận diện thông điệp dữ liệu được quy định rõ ràng, cụ thể thông qua việc đưa ra khái niệm trực tiếp về thông điệp dữ liệu. Theo đó, bản chất của thông điệp dữ liệu là thông tin, các thông tin này được hình thành, được gửi đi, được tiếp nhận và được lưu trữ thông qua các phương tiện

điện tử46. Như vậy, nếu xem xét về ý nghĩa trong các giao dịch thương mại điện tử

thì thông điệp dữ liệu cũng giống như các văn bản giấy tờ trong thương mại truyền thống là đều hàm chứa các thông tin về các giao dịch thương mại47. Bên cạnh việc

46 Khoản 12 Điều 4 Luật số 51/2005/QH11 về Giao dịch điện tử của Việt Nam.

47 Dương Thị Mai Ngọc (2009), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam – Thực trạng và hướng

đưa ra khái niệm trực tiếp về thông điệp dữ liệu thì pháp luật Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng về phương tiện điện tử. Quy định của pháp luật Việt Nam về phương tiện điện tử có tính khái quát cao, theo đó, phương tiện điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử được hiểu là các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ

tương tự48. Cách quy định của pháp luật Việt Nam về phương tiện điện tử không chỉ

có khả năng bao quát được các phương tiện hiện tại trong các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam mà còn có thể bao quát được sự phát triển về mặt công nghệ trong tương lai ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cách quy định có tính bao quát này sẽ tạo ra tính ổn định cũng như hiệu quả thi hành của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Trong pháp luật thương mại điện tử của Liên hợp quốc và các nước trên thế giới đều có các quy định về vấn đề nhận diện thông điệp dữ liệu: Theo luật mẫu về Thương mại điện tử của Liên hợp quốc, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo, gửi, nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc tương tự, bao gồm nhưng không giới hạn, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex hoặc telecopy49. Theo luật Thương mại điện tử của Malaysia, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, điện tử là công nghệ sử dụng điện, quang học, từ tính, điện tử, sinh trắc học, lượng tử hoặc các công nghệ tương tự50. Theo luật Giao dịch điện tử của Myanmar, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bởi phương tiện điện tử, quang học hoặc bất kỳ công nghệ tương tự khác, bao gồm trao đổi dữ liệu điện tử, fax, email, điện báo, telex và telecopy51; Theo luật Thương mại điện tử của Philippines, thông điệp dữ liệu dùng để chỉ thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bởi điện tử,

48 Khoản 10 Điều 4 Luật số 51/2005/QH11 về Giao dịch điện tử của Việt Nam.

49 Clause a Article 2 of the UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce 1996 (adopted in 1998).

50 Article 5 of the Electronic Commerce Act 2006 of Malaysia.

quang học hoặc các phương tiện tương tự52; Theo luật Giao dịch điện tử của Singapore, thông tin bao gồm dữ liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh, mã số, chương trình máy tính, phần mềm và cơ sở dữ liệu; bản ghi điện tử là các thông tin được tạo ra, truyền đi, nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, điện tử là các công nghệ liên quan đến điện, kỹ thuật số, từ tính, quang học, điện tử hoặc các công nghệ tương tự khác53. Theo luật Giao dịch điện tử thống nhất của Hoa Kỳ, thông tin là dữ liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh, mã số, chương trình máy tính, phần mềm, có sở dữ liệu hoặc tương tự. Trong đó, hệ thống xử lý thông tin là hệ thống điện tử nhằm tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ, hiện thị hoặc xử lý thông tin và điện tử là công nghệ liên quan đến điện, kỹ thuật số, từ tính, quang học, điện tử hoặc các tính năng tương tự khác54. Theo luật Chữ ký điện tử của Trung Quốc, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, truyền, nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học, từ tính hoặc tương tự55. Theo luật khung về Tài liệu điện tử và giao dịch điện tử của Hàn Quốc, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo lập, chuyển đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ dưới hình thức điện tử bằng hệ thống xử lý thông tin. Trong đó, hệ thống xử lý thông tin là cơ chế, hệ thống điện tử có khả năng xử lý thông tin hoặc được sử dụng để tạo ra, chuyển đổi, chuyển đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu56. Như vậy, pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật của các nước đều thống nhất công nhận thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, chuyền đi, tiếp nhận lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước cũng có sự tương đồng khi xác định phương tiện điện tử là phương tiện hoặc hệ thống phương tiện có sử dụng công nghệ điện, từ tính, quang học hoặc các công nghệ tương tự. Điều này thể hiện sự tương đồng của pháp luật Việt Nam với các nước trên thế giới khi xác định bản chất của thông điệp dữ liệu.

52 Clause c Section 5 of the Electronic Commerce Act 2000 of Philippines.

53 Section 2 of the Electronic Transactions Act 2010 of Singapore.

54 Section 2 of the Uniform Electronic Transactions Act 1999 of the United States.

55 Article 2 of the Electronic Signatures 2004 of China.

Mặc dù về bản chất của thông điệp dữ liệu đã có sự thống nhất trong văn bản pháp luật giữa các quốc gia nhưng thuật ngữ sử dụng khi đề cập đến thông điệp dữ liệu lại không hoàn toàn giống nhau: Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam dùng thuật ngữ “data message”57. Luật Thương mại điện tử của Malaysia dùng thuật ngữ

electronic message”. Luật Giao dịch điện tử của Myanmar và Luật Thương mại điện

tử của Philippines dùng thuật ngữ “electronic data message”. Luật giao dịch điện tử của Singapore và Luật giao dịch điện tử thống nhất của Hoa Kỳ dùng thuật ngữ

electronic record”. Luật khung về tài liệu điện tử và giao dịch điện tử của Hàn Quốc

dùng thuật ngữ “electronic document”. Việc các quốc gia khác nhau sử dụng các thuật ngữ khác nhau để đề cập đến thông điệp dữ liệu không làm ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại điện tử giữa các quốc gia do bản chất của thông điệp dữ liệu đã được hiểu thống nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau sẽ tạo ra những vướng mắc nhất định soạn thảo hợp đồng thương mại điện tử giữa các quốc gia. Để tránh các vướng mắc này, các nước nên sử dụng thuật ngữ thống nhất như trong luật mẫu về thương mại điện tử của Liên hợp quốc là "data message". Một trong các đặc trưng của thương mại điện tử là tính không biên giới, do đó việc các nước có cách hiểu giống nhau về thông điệp dữ liệu không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở trong phạm vi của mỗi nước mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc tương thích khái niệm về thông điệp dữ liệu với các nước khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như thúc đẩy sự hội nhập của thương mại điện tử ở Việt Nam với thế giới. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đưa ra định nghĩa trực tiếp về thông điệp dữ liệu sẽ là tiền đề để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho giao dịch điện từ nói chung và giao dịch thương mại điện tử nói riêng nếu so với các nước không đưa ra định nghĩa trực tiếp về thông điệp dữ liệu như Liên minh Châu Âu58.

57http://vbpl.vn/TW/pages/vbpqen-toanvan.aspx?ItemID=6121 (Truy cập 31/12/2021)

Bên cạnh việc quy định rõ ràng về bản chất của thông điệp dữ liệu, pháp luật Việt Nam còn có các quy định nhằm giải thích cụ thể các vấn đề có liên quan trực tiếp đến thông điệp dữ liệu như: Dữ liệu có thể tồn tại dưới dạng ký hiệu, chữ viết,

chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự59. Thông điệp dữ liệu có thể được tồn

tại dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự60. Về vấn đề hình thức của thông điệp dữ liệu và xác định các phương tiện được coi là phương tiện điện tử, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể thông qua việc liệt kê các hình thức tồn tại của thông điệp dữ liệu, các công nghệ cụ thể của phương tiện điện tử. Tuy nhiên, hình thức tồn tại của thông điệp dữ liệu và các công nghệ của phương tiện điện tử không bị giới hạn bởi các hình thức, công nghệ đã được liệt kê. Cách quy định này của pháp luật Việt Nam không chỉ tạo ra sự tương đồng với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới mà còn đảm bảo sự phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Tóm lại, về vấn đề nhận diện thông điệp dữ liệu, có thể thấy rằng pháp luật

của Việt Nam đã có sự khái quát cao khi quy định về thông điệp dữ liệu cả về khía cạnh dạng thức của nội dung, hình thức cũng như khía cạnh về công nghệ kỹ thuật. Tính khái quát cao này sẽ tạo ra được sự ổn định trong các quy định của pháp luật Việt Nam bởi vì nó không chỉ bao quát được sự phát triển về khoa học công nghệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của khoa học công nghệ ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong tương lai.

2.1.1.2. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu không chỉ là một nội dung cơ bản trong các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử mà còn là một thành tố quan trọng nhằm xác lập và củng cố niềm tin của các chủ thể trong giao dịch điện tử nói chung cũng như trong các giao dịch thương mại điện tử nói riêng. Trong bối cảnh các giao dịch điện tử nói chung và giao dịch thương mại điện tử nói riêng ngày càng trở nên

59 Khoản 5 Điều 4 Luật số 51/2005/QH11 về Giao dịch điện tử của Việt Nam.

phổ biến trên phạm vi toàn cầu thì các nước trên thế giới đều có xu hướng thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu có nghĩa là các thông tin có trong các thông điệp dữ liệu có để được sử dụng để làm chứng cứ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các giao dịch thương mại điện tử.

Theo quy định của luật giao dịch điện tử của Việt Nam, thông tin trong thông điệp dữ liệu không thể bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được tồn tại

dưới dạng thông điệp dữ liệu61. Việc pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý

của thông điệp dữ liệu được thể hiện qua hai vấn đề là có giá trị như văn bản và như bản gốc. Thứ nhất, thông tin trong thông điệp dữ liệu được coi văn bản nếu có thể truy cập và sử dụng được để làm tham chiếu khi cần thiết62. Việc thừa nhận thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản đã giúp các bên chủ thể thuận tiện hơn trong các giao dịch thương mại điện tử vì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, một số giao dịch trong lĩnh vực thương mại phải được thực hiện dưới hình thức văn bản.

Thứ hai, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc nếu bảo đảm được tính toàn vẹn từ

khi được khởi tạo dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh và nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập, sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết63. Mặc dù pháp luật của Việt Nam có quy định thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như bản gốc nhưng không phải bất kỳ thông điệp dữ liệu nào cũng đều được coi là có giá trị như bản gốc mà chỉ có các thông diệp dữ liệu đáp đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới có giá trị như bản gốc. Việc pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ các điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc là việc làm cần thiết để có thể xác định ý chí của khởi tạo thông điệp dữ liệu đối với nội dung của thông điệp dữ liệu.

61 Điều 11 Luật số 51/2005/QH11 về Giao dịch điện tử của Việt Nam.

62 Điều 12 Luật số 51/2005/QH11 về Giao dịch điện tử của Việt Nam.

Ngoài ra, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu còn được thể hiện thông qua việc thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ64. Mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ nhưng giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo65. Như vậy, cùng là thông điệp dữ liệu nhưng nếu khác nhau một trong các yếu tố như cách thức khởi tạo, lưu trữ, truyền gửi; bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; xác định người khởi tạo... thì giá trị chứng cứ cũng khác nhau.

Cũng giống như pháp luật của Việt Nam, vấn đề giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu cũng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của các tổ chức quốc tế, các quốc gia: Theo luật mẫu về Thương mại điện tử của Liên hợp quốc, thông tin trong thông điệp dữ liệu sẽ không bị từ chối hiệu lực pháp luật hoặc khả năng thực thi chỉ vì thông tin đó được tồn tại dưới dạng thông điệp dữ liệu66. Bên cạnh việc thừa

Một phần của tài liệu Luận án pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)