Hạn chế của pháp luật về thông điệp dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận án pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 106 - 107)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

2.1.2. Hạn chế của pháp luật về thông điệp dữ liệu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về giao dịch điện tử nói chung và về thương mại điện tử nói riêng thì trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thông điệp dữ liệu có thể chỉ ra các hạn chế sau:

- Thứ nhất, bên cạnh việc pháp luật thừa nhận thông điệp dữ liệu có giá trị làm

chứng cứ thì pháp luật Việt Nam cũng có quy định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu phụ thuộc vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ, truyền gửi; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố khác. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về tiêu chí để đánh giá về độ tin cậy để xác định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu. Do đó, nếu có hai thông điệp dữ liệu nếu có sự khác biệt về ít nhất một trong các yếu tố về cách thức khởi tạo, lưu trữ, truyền gửi... thì thông điệp dữ liệu nào có giá trị chứng cứ pháp lý cao hơn. Ngoài ra, việc không có quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá độ tin cậy của thông điệp dữ liệu cũng sẽ tạo ra những khó khăn nếu có sự mâu thuẫn giữa thông điệp dữ liệu và chứng cứ truyền thống. Việc thiếu các quy định

cụ thể về tiêu chí đánh giá độ tin cậy sẽ tạo ra những khó khăn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các giao dịch thương mại điện tử. Do đó, pháp luật của Việt Nam cần có các quy định, đặc biệt là các quy định về góc độ kỹ thuật để có thể đánh giá độ tin cậy của thông điệp dữ liệu về mặt giá trị pháp lý chứng cứ. Các quy định này cần cụ thể đến mức có thể sắp xếp được các thông điệp dữ liệu theo giá trị chứng cứ pháp lý hoặc có thể xác định được sự ưu tiên áp dụng khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp dữ liệu và chứng cứ truyền thống.

- Thứ hai, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người khởi tạo thông điệp

dữ liệu là người tạo ra thông điệp dữ liệu hoặc người gửi thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu được lưu trữ. Quy định này của pháp luật bên cạnh ưu điểm là có tính khái quát thì cũng làm phát sinh những hạn chế đối với vấn đề xác định trách nhiệm giữa người tạo và người gửi thông điệp dữ liệu. Về góc độ kỹ thuật, bằng mắt thường không phải lúc nào người gửi thông điệp dữ liệu cũng có thể nắm được toàn bộ nội dung của thông dữ liệu đó mà nhiều trường hợp để có thể biết được toàn bộ nội dung của thông điệp dữ liệu cần có các phần mềm hoặc thao tác kỹ thuật nhất định.

Một phần của tài liệu Luận án pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)