Bệnh do Sarcoptex

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 7 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 28)

Do ký sinh trùng trên da, rất ngứa và lây lan gây ra bởi Sarcoptex scabies var canis.

* Triệu chứng

Thường thấy vết thương ở ngực, bụng, các chi. Tai và cùi chỏ ở chó thường bị phổ biến nhất, đây là nơi có thể cạo để chẩn đoán. Bệnh tiến triển nhanh lan ra khắp cơ thể, ta có thể thấy các nốt đỏ nhưđầu kim, nốt sần và các vẩy vàng. Khi số lượng ký sinh trùng nhiễm còn ít thú sẽ ít cảm thấy ngứa. Sau 2-3 tuần triệu chứng ngứa sẽ tăng lên do phản ứng quá mẫn với Sarcoptex và nặng thêm do thú gãi nhanh chóng tạo ra các vết trầy xước làm cho thú hết sức khó chịu.

* Chẩn đoán

-Lâm sàng da sung huyết tổ thương, các biểu hiện chính là ngứa thường xuyên, tăng sừng hoá bờ ngoài tai, rụng lông sớm những điểm cùi chỏ.

-Phòng thí nghiệm cạo lấy mẩu trên nơi giáp ranh giữa vùng có thương tích nghi bị nhiễm và vùng lành, xem bằng kính hiển vi sau khi làm trong bằng lactophenol.

* Điều trị

-Vệ sinh sạch sẽ cách ly thú bệnh vì cái ghẻ lây lan rất nhanh. Dùng amitraz 0,05% tắm 1 tuần/lần, trong 3-6 tuần. Trên những chó có bộ lông dày nên cắt lông trước khi tắm rửa để loại trừ các mảng da xấu bị hư do bệnh.

-Điều trị toàn thân với ivermectin 1% tiêm với liều 0,2-0,4 mg/kg, 2 lần cách nhau 15 ngày. Điều trị hỗ trợ bằng thuốc chống ngứa atarax, thuốc sát trùng ngoài da.

2.7.7.3. Bệnh do giun đũa

Trên chó thường nhiễm hai loại giun đũa Toxocara canisToxascaris leolina. Cả hai loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và các thú ăn thịt khác, theo các tác giả Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) thì tỉ lệ nhiễm của chó tại thành phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là 11,76% cao hơn so với nhiễm Toxascaris leolina là 5,88%

* Triệu chứng

Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn giun. Những triệu chứng trên thường gặp trên chó non dưới hai tháng tuổi (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

* Chẩn đoán

Cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng như thiếu máu, gầy còm, chứng ói mửa có lẫn giun. Xét nghiệm phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với dung dịch ZnSO4 hay NaCl bảo hoà.

* Điều trị

-Levamisol với liều 7 mg/kg P cho uống.

-Menbendazol với liều 60-100 mg/kg P hay uống. -Pyrantel với liều 14,5 mg/kg P cho ăn hay uống. -Fenbendazol liều 50mg/kg P cho uống trong 3 ngày.

2.7.7.4. Bệnh giun móc

Đường lây nhiễm của giun móc trên chó chủ yếu là qua da, sau khi xâm nhập 40 phút tất cả ấu trùng di chuyển vào hệ thống tuần hoàn rồi qua phổi sau đó về lại ruột phát triển thành giun trưởng thành. Ở chó con khi còn bú có thể nhiễm giun móc qua sữa mẹ (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

* Triệu chứng

Chó bị thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược. Khi nhiễm nặng có thể bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu.

* Điều trị

Dùng thuốc tương tự như giun đũa.

* Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, và các xét nghiệm phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với nước muối bảo hoà.

2.7.7.5. Bệnh nấm lông trên chó (Trần Thị Bích Liên và Tô Minh Châu, 1999)

Microsporium canis làm lông bị gẫy thường ở thân và chân trên da có vảy lóc.

Trichophyton metagrophytes khu trú chủ yếu ở đầu, mõm và tai. Trichophytonrubrum

gây bệnh hắc lào cho chó, gây rụng lông có thẩm dịch, nấm nằm bên trong lông.

* Điều trị

Dùng thuốc đặc trị cho nấm. Không dùng kháng sinh trị vi khuẩn để trị nấm. Gồm griseofulvin, amphotericin B, nystatin, cylohecimit, piramicin, piramicin, việc sử dụng liều lượng cao với thời gian dài có khả năng gây tiêu huyết và ngộđộc thận, do vậy chỉ sử dụng khi nhiễm nặng.

* Các hoá chất trị nấm

Iod cá tác dụng kích thích những phản ứng phản vệ của cơ thể và diệt nấm. Các loại thuốc KI cho uống, NaI tiêm tĩnh mạch trị nấm lông. Cồn iod 2% bôi da trị cục bộ, pomade (triamicinolon acetonid 10mg và neomycin base 35mg), dùng bôi để trị ngoài da. Acid caprilic 15%, acid propyonic 5-10%, acid salicylic 10% dùng pha hỗn hợp với dung dịch acetone dùng trị nấm da, nấm lông, và bôi lên da trị cục bộ.

2.7.8. Bệnh do dinh dưỡng và chăm sóc

2.7.8.1. Bệnh do dinh dưỡng (thiếu calcium, phospho)

* Nguyên nhân

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó con, nhất là trên các giống chó ngoại to vóc. Nếu trong khẩu phần thiếu calci và phospho một thời gian dài, trong thời kỳ sinh trưởng dễ bị còi xương, mềm xương, sự thiếu hụt vitamin D trên động vật non cũng dẫn đến còi xương vì loại protein CaBP cần thiết cho sự hấp thu Ca đến xương (Dương Thanh Liêm, 2002).

* Chẩn đoán

Chó có biểu hiện yếu chân, khớp xương sưng to, đi bàn hay nằm liệt, có khi sụp tai nhất là trên các giống chó lớn như Rock weller, Berger, Boxer.

* Điều trị

Bổ sung ADE 1ml/10 kg P, calci sandoz 5-20 ml, calcicacbonat liều 500 mg/kg P.

* Phòng ngừa nên cung cấp cho thú khẩu phần đầy đủ calci & phosphor, nên cho chó có điều kiện tắm nắng nhất là buổi sáng để cơ thể tổng hợp lượng vitamin đầy đủ, bổ sung thêm pet-tabs plus 1 viên cho 10kg P/ ngày.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 7 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)