-Chúng tôi ghi nhận có 143 trường hợp mắc bệnh viêm dạ dày ruột trên chó. Bệnh thường xảy ra trên chó non do thay đổi thức ăn, thay đổi chỗở, do thời tiết thay đổi và do tách khỏi mẹ bị stress. Tỉ lệ % và số lượng chó bệnh viêm dạ dày ruột được trình bày qua bảng 4.8.
-Qua kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt là rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm tuổi và nhóm giống với P<0,001. Còn giữa phái tính không có ý nghĩa với P>0,05
Bảng 4.8 Tỉ lệ (%) chó bệnh viêm dạ dày ruột theo lứa tuổi, phái tính và nhóm giống Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 54 48,21 6-12 tháng 198 46 23,23 1-2 năm 135 28 20,74 Lứa tuổi > 2 năm 85 15 17,65 P<0,001 Đực 256 76 29,69 Phái tính Cái 274 67 24,45 P>0,05 Nội 381 73 19,16 Giống Ngoại 149 70 46,98 P<0,001
Biểu đồ 4.8: so sánh bệnh Viêm Dạ Dày ruột theo lứa tuổi
0 10 20 30 40 50 Tỉ Lệ % 48.21 23.23 20.74 17.65 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm 4.2.1.1. Bệnh viêm dạ dày *Chẩn đoán
Bệnh ở thể nhẹ chó có biểu hiện giảm ăn uống, bỏăn, tiêu hóa kém, uống nhiều nước, nôn mửa, miệng hôi, chạm tay vào dạ dày thú cảm thấy đau.
Bệnh nặng thần kinh thú bất ổn định, niêm mạc miệng ướt hồng bỏ ăn, nôn mửa ra thức ăn, hay lẫn máu, sờ tay vào phần bụng thú có cảm giác đau.
4.2.1.2. Bệnh Viêm Ruột * Chẩn đoán
Thời kỳđầu thú ăn ít, rồi bỏ ăn, sau đó nôn mửa. Trước là nôn thức ăn sau đó nôn ra chất dịch có lẫn bọt có dạng dịch mật, tiếp theo là đi kiết. Lúc đầu phân sệt, sau đó loãng như nước. Khi bệnh chuyển sang nặng thì phân có lẫn máu có khi cả niêm mạc ruột, có mùi tanh của máu, sờ vào bụng thú có cảm giác đau, thân nhiệt cao 41- 42,50C. Thú sẽ bị mất nước nặng và lâm vào tình trạng hôn mê rồi chết.
* Điều trị
-Trước hết cho thú nhịn ăn 1 ngày, sau đó cho thú ăn cháo loãng dễ tiêu hóa và không có chất béo. Nên cho thú ăn ít và chia làm nhiều bữa.
-Cầm ói bằng primperan tiêm bắp 1ml/5-10/lần, ngày 3 lần. -Cầm tiêu chảy bằng imodium 2 ml/15 kg/lần, ngày 3 lần.
-Để làm giảm độ chua của dạ dày dùng Na2CO3 dạng viên cho uống.
-Dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày actapulgite, phosphalugel 1 gói cho 20 kg.
-Dùng một trong các loại kháng sinh sau septotryl, oxytetracyclin, tylosin 1ml / kg, ngày 2 lần dùng liên tục 4-5 ngày, hay baytril 5% (enrofloxacine) tiêm bắp 1ml/10kg/lần/ngày, trong 4 ngày. Sau liệu trình kháng sinh nên bổ sung men tiêu hóa cho thú.
-Dùng dung dịch lactate ringer tiêm truyền bù chất điện giải, cung năng lượng glucose 5% tiêm truyền tĩnh mạch. Bảo vệ niêm mạc ruột bằng actapulgite, phosphalugel 1 gói cho 20 kg P/ lần, ngày 3 lần.
-Chống xuất huyết đường tiêu hóa bằng vitamin K, K1 (10 mg) tiêm bắp 5mg/kg P trong 6-8 giờ, hay nặng hơn dùng dicynone (ethamsylate) 250 mg/con tiêm bắp hoặc cho uống dạng viên.
-Cung cấp thêm vitamin nhóm B (catosal, amino high), vitamin C trợ sức cho thú.
* Hiệu quả và biện pháp phòng ngừa
-Với liệu trình điều trị như trên mang lại hiệu quả điều trị rất cao: 140 ca trong tổng 143 con chiếm tỉ lệ 97,90(%). Còn lại có 2 trường hợp chết do chủ nuôi đem đến quá
trễ bệnh nặng không cứu được. Có 1 trường hợp không khỏi do thú bị mất mẹ quá sớm cho bú sữa bò, thú bị tiêu chảy mãn tính, chủ ngưng điều trị.
-Để thú có sức kháng bệnh cao cần chăm sóc kỹ, nhất là trên thú còn non, hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó chủ nuôi ít hiểu biết về cách cho ăn, uống, để thú ăn tự do lượng thức ăn dư thừa không tiêu hóa hết trong đường ruột, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho thú.
-Nên tiêm phòng và xổ giun sán định kỳ cho thú, tránh đổi thức ăn đột ngột, làm vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống nước trước khi cho thú sử dụng. Khi mua chó về nên hỏi chủ nuôi trước cho ăn những thức ăn gì để điều chỉnh cho phù hợp từ từ. Khi chó có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên đem đi điều trị ngay.
4.2.2. Bệnh do Giun Sán
Kết quả khảo sát tỉ lệ % chó mắc bệnh giun sán theo lứa tuổi, phái tính và nhóm giống được trình bày qua bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9 Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh giun sán theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 27 24,10 6-12 tháng 198 15 7,57 1-2 năm 135 14 10,37 Lứa tuổi > 2 năm 85 10 11,76 P<0,001 Đực 256 34 13,28 Phái tính Cái 274 32 11,68 P>0,05 Nội 381 41 10,76 Giống Ngoại 149 25 16,78 P>0,05
Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ chó mắc bệnh giun sán theo lứa tuổi là rất rất có ý nghĩa với P<0,001. Còn sự khác biệt giữa phái tính và nhóm giống là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Ở bệnh giun sán chúng
tôi ghi nhận có 66 ca trong đó chó <6 tháng tuổi nhiễm cao nhất chiếm tỉ lệ nhiễm cao nhất 27 con và bệnh có xu hướng giảm dần đối với chó lớn tuổi. Phần lớn chó nhỏ bệnh do chó mẹ lây sang chó con và môi trường sống kém vệ sinh rất dễ gây bệnh cho chó con vì lúc này chó con sức đề kháng còn yếu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) và Trần Thị Bạch Yến (2001).
Biểu đồ 4.9: so sánh tỉ lệ bệnh Giun Sán theo lứa tuổi
0 5 10 15 20 25 Tỉ Lệ % 24.1 7.57 10.37 11.76 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm 4.2.2.1. Bệnh do Giun móc *Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng nghi ngờđối với chó bị viêm ruột tiêu chảy nặng, phân sậm màu, thiếu máu, hạch bạch huyết triễn dưỡng, gầy và suy nhược tùy mức độ nhiễm. Cần loại trừ các bệnh mãn tính gây thiếu máu và suy nhược bằng các chẩn đoán thực nghiệm soi phân tìm trứng (phương pháp phù nổi).
4.2.2.2. Bệnh do Giun đũa *Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng trên thú non nhận thấy có các triệu chứng như chậm tăng trưởng, thiếu máu (niêm mạc nhợt nhạt), bụng to, ngứa ở mặt trong đùi, thải giun ra ngoài hay ói ra giun. Ngoài ra chó còn có thể rối loạn thần kinh, viêm phế quản phổi, do ấu trùng di hành. Cần có chẩn đoán thực nghiệm soi phân tìm trứng bằng phương pháp phù nổi và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 40 hay 100 lần.
* Điều trị
-Levamisone 7 mg/kg P cho uống hay tiêm dưới da, ngày 2 lần cách nhau 4 giờ.
-Viên uống exortal (niclosamide 400+levamisone 21,2mg) 1 viên/5kg, uống trước khi ăn, trên chó con cho uống hàng tháng trong 6 tháng đầu. Có thể dùng cho thú bệnh hay đang trong thời gian dưỡng bệnh.
-Ivermectin liều 10µg/kg P tiêm dưới da trị giun tròn.
-Pyrantel (strongid) 14,5 mg/kg, dùng 1 lần hay 2 lần cách nhau 24 giờ.
* Hiệu quả và biện pháp phòng ngừa
-Trong 66 con điều trị có 64 con khỏi bệnh chiếm tỉ lệ 96,97(%). Có 2 trường hợp chết do nhiễm giun móc quá nặng, tiêu chảy phân có lẫn máu và niêm mạc, chết do kiệt sức.
-Phòng ngừa nên xổ giun định kỳ hàng tháng cho chó, nhất là trên chó nhỏ dưới 6 tháng. Cho chó ăn thức ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh, không thả chó thường xuyên.
4.3 Bệnh ở hệ thống hô hấp
-Qua khảo sát chùng tôi ghi nhận có 69 trường hợp chó mắc bệnh trên hệ thống hô hấp. Tỉ lệ (%) chó bệnh trên đường hô hấp được trình bày qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tỉ lệ (%) chó bệnh trên đường hô hấp
Bệnh Số thú bệnh (con) Tỉ lệ (%) Viêm thanh khí quản 50 72,46
Viêm phổi 19 27,54
Tổng 69 100
Biểu đồ 4.10: so sánh tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp
Viêm thanh khí quản, 72.46% Viêm phổi,
Tỉ lệ nhiễm bệnh trên hệ thống hô hấp theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính được trình bày qua bảng 4.11 như sau
Bảng 4.11. Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh hô hấp theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 34 30,36 6-12 tháng 198 13 6,56 1-2 năm 135 10 7,40 Lứa tuổi > 2 năm 85 12 14,12 P<0,001 Đực 256 35 13,67 Phái tính Cái 274 34 12,40 P>0,05 Nội 381 38 9,97 Giống Ngoại 149 31 20,80 P<0,001 Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt giữa lứa tuổi và nhóm giống là rất rất có ý nghĩa v ới P<0,001. Bệnh viêm thanh khí quản chủ yếu xảy ra nhiều trên chó con đặc biệt chó <6 tháng tuổi chiếm 30,36(%) do chó nhỏ sức đề kháng yếu và điều kiện môi trường kém vệ sinh. Bệnh xảy ra ở chó ngoại nhiều hơn chó nội do chó ngoại thích nghi kém hơn chó nội. Nhưng giữa chó đực và chó cái không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Biểu đồ 4.11: so sánh tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi
0 5 10 15 20 25 30 35 Tỉ Lệ % 30.36 6.56 7.4 14.12 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm
4.3.1. Bệnh viêm phổi *Chẩn đoán
Chó bỏăn, ho khan, mắt ghèn, mũi khô, thở khó, thở thể bụng, thở nhanh. Chó thường sốt cao 40-40,50C. Nghe tiếng phổi ở chó có âm ran ướt, hoặc âm ran khô, xem phim chụp X-Quang thấy phổi có vùng mờ sậm màu do viêm, thường là một bên hay rải rác, nếu viêm nặng thì mờ sậm cả hai bên thùy phổi.
4.3.2. Bệnh viêm thanh khí quản * Chẩn đoán
Lâm sàng thú sốt nhẹ hay không sốt, ho khạc nhiều đờm, lúc đầu ho ngắn sau đó giảm ho nhưng ho kéo dài, khạc giống mắc xương, thú khó thở, vương cổ lên để thở.
Dùng tay sờ nắn vào vị trí thanh khí quản của thú, có cảm giác sưng, nóng, thú bị đau sẽ né tránh và ho mạnh. Nghe vùng thanh khí quản có âm ran ướt, nếu nặng có tiếng rít thanh quản, thú giảm ăn, sụt cân.
* Điều trị
-Dùng một trong các loại kháng sinh sau baytril 5% (eurofloxacin) tiêm bắp 1ml/10kg /ngày dùng trong 4 ngày. septotryl (trimethotrim+sulfamithoxypyridazine) 1ml/15kg tiêm dưới da, ngày 2 lần, dùng trong nhiều ngày.
-Dùng thuốc trợ hô hấp bromhexine giảm ho, long đờm 1ml/10kg dùng đến khi hết ho. -Dùng thuốc giảm tiết dịch exomuc (acetylcystein) 4mg/kg/lần, uống dạng bột pha nước, ngày 3 lần hay dùng eucalyptyl (dầu khuynh diệp+camphor) sát trùng đường hô hấp, kích thích hô hấp và tim mạch.
-Dùng kháng viêm dexamethasone 0,5 mg/10 kg tiêm dưới da 2 lần/ngày. -Trợ lực, trợ sức vitamin nhóm B, C.
-Đặt chó vào nơi ấm áp, sạch sẽ, có thể cho chó mặc thêm áo ấm che phủ vùng ngực và bụng, nếu có điều kiện nên đặt bóng đèn sưởi ấm chó vào ban đêm.
* Hiệu quả và biện pháp phòng trị
-Chúng tôi ghi nhận có 69 trường hợp bệnh trên đường hô hấp, trong đó có 59 trường hợp điều trị khỏi chiếm tỉ lệ 85,50%. Có 19 ca viêm phổi, 50 ca viêm thanh khí quản. Có 4 trường hợp viêm phổi nặng và kéo dài thể mãn tính thú gầy sút dần kiệt sức rồi chết. Có 6 trường hợp viêm thanh khí quản nặng dẫn đến tử vong cho thú.
4.4 Bệnh ở Da
Qua kết quả khảo sát tỉ lệ % chó nhiễm bệnh về da do ký sinh trùng theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính được trình bày qua bảng 4.12
Bảng 4.12 Tỉ lệ (%) bệnh ở da theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính
Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 16 14,28 6-12 tháng 198 18 9,09 1-2 năm 135 19 14,07 Lứa tuổi > 2 năm 85 22 25,88 P<0,01 Đực 256 35 12.77 Phái tính Cái 274 30 10,95 P>0,05 Nội 381 65 17,06 Giống Ngoại 149 10 6,71 P<0,01
Biểu đồ 4.12: so sánh tỉ lệ bệnh ở da theo lứa tuổi
0 5 10 15 20 25 30 Tỉ Lệ % 14.28 9.09 14.07 25.88 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm
Qua bảng cho ta thấy tỉ lệ chó nhiễm bệnh về da tăng dần theo độ tuổi sau đó giảm từ 2 tuổi trở đi. Mặt khác giống nội nhiễm bệnh về da nhiều hơn giống ngoại. Sự khác nhau này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P<0,01. Nhưng sự khác nhau giữa đực và cái thì không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Bệnh ngoài da gồm các bệnh được trình bày qua bảng 4.13.
Bảng 4.13 Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh ở da theo nhóm bệnh Bệnh Ghẻ do Demodex Ghẻ do Sarcoptex Tổng Số lượng (con) 13 62 75 Tỷ lệ (%) 17,33 82,67 100 4.4.1. Bệnh do Demodex Chó bị nhiễm trùng da do demodex * Chẩn đoán
Ghẻ do Demodex canis làm cho chó ngứa ít hơn Sarcoptex scabies var canis, trên da thú xuất hiện nhiều đám lông rụng, bề mặt da sần sùi có thể viêm có mủ, do cái ghẻ đào hang đẻ trứng gây nhiễm trùng, thường xuất hiện ở mắt hay 4 chân ở dạng cục bộ.
4.4.2. Bệnh do Sarcoptex
* Chẩn đoán
Ghẻ do Sarcoptex scabies var canis làm cho thú ngứa ngáy khó chịu nhiều hơn, thú hay cào gãi gây tổn thương da, trên da xuất hiện nhiều mụn đỏ, bề mặt da nhăn nheo có vẩy và rất hôi, thường thấy trên vùng da đầu, tai, mí mắt và gốc đuôi. Do Sarcoptex
ký sinh trên tuyến nhờn của nang lông ở dưới bề mặt da, nên các loại thuốc dùng bôi ngoài da ít có tác dụng.
*Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Cắt lông, cạo da đến hơi rướm máu vùng bị tổn thương có bệnh tích nghi ngờ, nhất là vùng ranh giới giữa vết thương và chỗ lành, đem phết lam. Sau đó làm trong mẩu bằng lactophenol rồi xem dưới kính hiển vi với vật kính có độ phóng đại 100x để tìm nguyên nhân gây bệnh.
* Điều trị
-Đối với Sarcoptex scabies var canis dùng ivermectin 1% tiêm dưới da liều 1ml cho 15kg mỗi tuần 1 lần.
-Đối với Demodex canis dùng amitraz tắm mỗi tuần 1 lần, dùng trong 4-6 tuần
-Nếu bị viêm da do phụ nhiễm dùng thêm kháng sinh lincomycine 10% liều 0,5– 1ml/5kg/ lần, trong 4-5 ngày, septotryl 1ml/15kg/lần, trong 4-5 ngày.
-Có thể dùng dầu tắm bio-skin thường xuyên tắm cho chó.
-Ngoài ra có thể dùng thêm vitamin A, D3, E tiêm bắp 1-4 ml/lần giúp chó mau lành vết thương và nhanh mọc lông lại.
* Hiệu quả và biện pháp phòng ngừa
Việc điều trị bằng ivermectin và amitraz đem lại kết quả rất cao 100(%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Thụy Trúc Trâm (2005), Phan Minh Khôi (2005). Khi dùng amitraz tắm cho chó nên cẩn thận tránh ngộđộc cho cả người và thú, dùng vòng đeo cổ tránh chó liếm vào vết thương và lông khi tắm.
* Phòng ngừa
Nên tắm rửa thường xuyên cho thú, đối với những thú có bộ lông quá dài nên cắt tỉa lông định kỳ. Đối với các giống chó có da nhiều nếp nhăn như Shapei nên vệ sinh chải lông và da thường xuyên để phát hiện bệnh mang đi điều trị sớm.
4.5 Bệnh ở mắt
Trong thời gian khảo sát và điều trị chúng tôi chỉ ghi nhận được 2 trường hợp viêm mắt ở chó.
Bảng 4.14 Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh về mắt trên chó Số chó bệnh Số chó khỏi bệnh Bệ nh Số lượng (con) Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Viêm mắt 2 2 100 * Chẩn đoán
Mắt chó bị sưng mọng, chảy nhiều nước mắt, nhiều ghèn khô đọng lại ở khoé mắt,