Tiêu chảy do dinh dưỡng và chăm sóc

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 7 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

* Triệu chứng

Không sốt, trạng thái thú bình thường đôi khi không ăn hay ăn ít, phân sệt hoặc lõng có mùi chua.

* Điều trị

Dùng một trong các loại men tiêu hoá như biosubtyl, probiotic. Cho chó nhịn ăn từ 24- 48 giờ, cho chó uống nước tự do (nước oresol, hydride. Nếu chó tự uống được và không ói sau khi uống). Giữấm và vệ sinh ngay sau khi phân được thải ra. Sau khi vừa hết bệnh nên cho chó ăn nhẹ bằng thức ăn dễ tiêu rồi mới tăng dần bằng thức ăn bình thường.

2.8. Các nghiên cứu trước đây

1/ Phan Minh Khôi, (2005): Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quảđiều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Đề tài ghi nhận: trong tổng số 620 ca mắc bệnh thì bệnh Carré chiếm tỉ lệ cao nhất (20%). Kếđến là bệnh viêm dạ dày ruột (17,90%). Tiếp theo là bệnh ký sinh trùng đường ruột (14,20%), bệnh do Parvovirus (10,48%). Bệnh ngoại ký sinh trùng do

DemodexSarcoptes (5,16%). Ve và bọ chét (4,48%). Bệnh viêm thanh khí quản có 24 ca (3,87%). Bệnh viêm phổi có 19 ca (3,06%). Bệnh do Leptospira có 16 ca

(2,58%). Bệnh còi xương có 13 ca (2,42). Bệnh loét giác mạc, viêm kết mạc có 12 ca (1,94%). Bệnh tụ máu vành tai có 9 ca (1,45%).

2/ Nguyễn Minh Thành, (2003): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quảđiều trị tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh”. Cho thấy bệnh Carré (4,19%), Viêm phổi (6,75%), Viêm thanh khí quản (9,15%), Viêm dạ dày ruột (19,84%), bệnh do Ký sinh trùng (8,68%), Sốt không rõ nguyên nhân (8,68%)

3/ Nguyễn Hoàng Thùy, (2001): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quảđiều trị tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh”.

Đề tài ghi nhận: bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá và hô hấp (41,46%) và (17,24%), bệnh truyền nhiễm (7,82%), bệnh thuộc hệ vận động chiếm (4,57%), bệnh hệ niệu dục (7,01%), bệnh thuộc hệ thống da (16,29%), bệnh tai và mắt (1,85%), các bệnh khác (3,54%).

4/Huỳnh Kim Vui, (2005): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quảđiều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”. Cho thấy bệnh Carré chiếm tỉ lệ cao nhất (25,07%), bệnh Viêm dạ dày ruột (19,78%). Bệnh do Ký sinh trùng đường ruột (9,03%), bệnh do Parvovirus (6,85%)

5/ Hoàng Thảo Vy, (2005): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quảđiều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”. Cho thấy bệnh Ký sinh trùng đường ruột chiếm tỉ lệ cao nhất (31,38%), bệnh Carré

(19,38%), bệnh do Parvovirus (17,20%). Bệnh ghẻ do DemodexSarcoptes (5,25%). Bệnh viêm thanh khí quản (4,17%), loét giác mạc-viêm kết mạc (3,44%), viêm dạ dày ruột (3,08%), bệnh còi xương (2,72%) và các bệnh khác (10,12%)

6/ Trần Thị Bạch Yến (2001): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó, mèo và ghi nhận kết quảđiều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.

Đề tài ghi nhận: Bệnh truyền nhiễm chiếm (37,4%), bệnh thuộc hệ thống hô hấp chiếm (5,6%), bệnh thuộc hệ thống tuần hoàn chiếm (3,2%), bệnh thuộc hệ niệu dục chiếm (2,5%), bệnh da chiếm (11,2%), bệnh thuộc hệ thống tai và mắt chiếm 5,1%, các bệnh khác (3,6%.)

PHN III. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

TIN HÀNH

3.1. Thời Gian - Địa Điểm:

-Thời Gian: từ ngày 27/02/2007 đến ngày 27/05/2007. -Địa Điểm: tại trạm thú y Quận 7 TP.HCM.

3.2. Điều kiện khảo sát:

3.2.1. Thú khảo sát: tất cả các giống chó đem đến khám và điều trị tại trạm thú y quận 7 trong suốt thời gian chúng tôi thực hiện đề tài.

3.2.2. Phòng khám và điều trị:

Tại trạm xá tiếp nhận thú bệnh, chẩn đoán, lập hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh và tiến hành điều trị tại nhà nếu chủ thú có yêu cầu.

3.2.3. Phòng phẫu thuật: phẫu thuật và điều trị bệnh cho chó.

3.3 Phương pháp thực hiện:

3.3.1. Cách xác định tuổi trên chó:

-Hỏi chủ nuôi.

-Xem răng đoán tuổi.

3.3.2. Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng:

-Hỏi chủ nuôi chó tất cả các triệu chứng và các vấn đề có liên quan đến thú như: độ tuổi, thời gian xảy ra bệnh, đã chủng ngừa những bệnh gì, đã điều trị những thuốc gì trước đó và kết quả như thế nào.

-Quan sát thể trạng, cách đi đứng của thú bệnh, thể thở.

-Đo thân nhiệt, sờ nắn hạch, sờ nắn da vùng thấp của thú và bụng thấp. -Kiểm tra niêm mạc mắt, mũi, gương mũi và miệng của thú.

-Nghe nhịp tim, nghe phổi, nhịp hô hấp, sờ nắn vùng ngực cổ, kiểm tra, sự bất thường không. Xem các phản xạđau, phản xạ ho.

-Khám tai, mắt, mũi, miệng và lưỡi. -Khám hệ niệu dục của thú.

3.3.3. Các dụng cụ để chẩn đoán lâm sàng:

- Ống nghe, găng tay, dây mềm cầm cột chó, khớp mõm. - Nhiệt kế, cân trọng lượng, bàn khám.

- Kẹp, bông gòn, cồn, sát trùng.

- Dao mổ, kéo, kẹp, chỉ may các loại, kim may các loại, bàn giải phẫu, đèn giải phẫu.

3.3.4. Một số thuốc sát trùng, hoá chất và các loại thuốc sử dụng trong công tác chẩn đoán và điều trị: công tác chẩn đoán và điều trị:

-Thuốc sát trùng: javen, cồn, oxy già, povidine. -Các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc cầm máu. -Các loại dung dịch truyền lactate ringer, glucose 5%.

3.4. Điều trị bệnh:

Tùy theo các kết quả chẩn đoán và xét nghiệm sẽ có những liệu pháp chữa trị cho từng bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh của thú có thể điều trị theo toa ở nhà, đến trạm mỗi ngày, hoặc điều trị nội trú.

3.5. Phân loại bệnh:

Để phân loại bệnh chúng tôi dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm. Trong giới hạn cho phép chúng tôi tạm thời phân loại thành các nhóm sau: -Nhóm nghi bệnh truyền nhiễm: gồm các bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh Viêm Gan, bệnh do Leptospira.

-Bệnh trên hệ thống tiêu hóa: bệnh do giun sán, bệnh ở xoang miệng, viêm dạ dày ruột.

-Bệnh trên hệ thống hô hấp: bao gồm viêm thanh khí quản, viêm phổi.

-Bệnh ngoài da, viêm da, nấm da, bệnh do demodex canis sarcoptes scabies var canis.

-Bệnh ở mắt: viêm mắt, mộng mắt.

-Các bệnh ngoại khoa: gãy xương, các vết thương.

-Các bệnh khác: ngộđộc, thiếu Ca, sốt không rõ nguyên nhân. +Phân loại theo tính biệt: tỉ lệ mắc bệnh giữa con đực và con cái. +Phân loại theo giống: tỉ lệ mắc bệnh giữa các giống nội và ngoại.

3.6. Phần ghi nhận số liệu:

Ghi nhận số ca mắc bệnh xảy ra trên các giống chó. Ngoại trừ các ca bệnh điều trị lâu dài như nấm da, demodex…sẽđược tổng kết sau khi chấm dứt liệu trình điều trị.

-Các trường hợp điều trị tại nhà liên hệ qua địa chỉ hay điện thoại để nắm kết quả. -Tất cả các số liệu được ghi nhận dựa trên phiếu theo dõi cho từng cá thể.

-Cuối đợt thực tập chúng tôi tổng kết số chó bệnh, dựa vào kết quả chẩn đoán tại trạm xá ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh đã xảy ra trên các giống chó, theo dõi phác đồđiều trị, hiệu quả thành công trên phác đồ điều trị. Đồng thời chúng tôi rút ra những kết luận về chẩn đoán và điều trị cùng với biện pháp phòng ngừa một số bệnh trên chó.

3.7. Chỉ tiêu theo dõi và cách tính:

số con bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 số con đem khám số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 số con điều trị

PHN IV. KT QU VÀ THO LUN

Qua thời gian thực hiện đề tài từ 27/02/2007 đến ngày 27/05/2007 tại Trạm Xá Thú Y Quận 7, với kiến thức chuyên môn đã học và điều kiện chẩn đoán tại trạm xá chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

-Có 530 ca chó đến khám và trị bệnh.

-Tổng số chó khỏi bệnh là 427 ca chiếm 80,57(%). Số lượng và tỉ lệ (%) chó ở các nhóm bệnh được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng và tỉ lệ (%) các nhóm bệnh được khám và điều trị

Số chó bệnh số chó khỏi bệnh Chó nội Chó ngoại Tổng Các nhóm bệnh Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Số lượng (con) Tỉ lệ (%)

Bệnh nghi truyền nhiễm 71 18,98 31 19,87 102 19,24 35 34,31 Bệnh hệ thống tiêu hoá 150 40,11 59 37,82 209 39,43 200 95,70 Bệnh hệ thống hô hấp 40 10,70 29 18,60 69 13,02 59 85,50 Bệnh ở da 58 15,50 17 10,90 75 14,15 73 97,33 Bệnh ở mắt 2 0,53 0 0 2 0,38 2 100 Bệnh ngoại khoa 5 1,34 4 2,56 9 1,70 8 88,89 Các bệnh khác 48 12,83 16 10,26 64 12,08 50 78,13 Tổng cộng 374 100 156 100 530 100 427 80,57

Biểu đồ 4.1: so sánh các loại bệnh thường gặp trên chó 19.24 39.43 13.02 14.15 0.38 1.7 12.08 0 5 10 15 20 25 30 35 40 T l %

Bnh nghi truyn nhim Bnh h thng tiêu hoá Bnh h thng hô hp Bnh da

Bnh mt Bnh ngoi khoa Các bnh khác

4.1. Bệnh nghi truyền nhiễm trên chó

Trong 530 chó bị bệnh có 102 ca nghi mắc bệnh truyền nhiễm. Bảng 4.2 cho thấy bệnh Carré chiếm tỉ lệ 72,55(%) cao nhất, bệnh do Parvovirus chiếm tỉ lệ 10,78(%), bệnh Viêm Gan chiếm tỉ lệ 6,86(%), bệnh do Leptospira chiếm tỉ lệ 9,80(%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thùy (2001), Trần Thị Bạch Yến (2001).

Bảng 4.2. Tỉ lệ (%) điều trị khỏi bệnh truyền nhiễm trên chó

Bệnh Truyền Nhiễm Số chó bệnh Tỉ lệ (%) Số chó khỏi bệnh Tỉ lệ (%) Số chó không khỏi Tỉ lệ (%) Carré 74 72,55 18 24,32 56 75,67 Parvo 11 10,78 0 0 11 100 Viêm Gan 7 6,87 7 100 0 0 Lepto 10 9,80 10 100 0 0 Tổng 102 100 35 34,32 67 65,68

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ các bệnh nghi truyền nhiễm trên chó Viêm Gan, 9.80% Lepto, 6.87% Parvo, 10.78% Carré, 72.55% 4.1.1 Bệnh Carré

Chúng tôi ghi nhận được 74 con bị mắc bệnh Carré chiếm tỉ lệ 72,55(%) trong 102 trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm. Tỉ lệ (%) và số lượng chó mắc bệnh theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh Carré theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 35 31,35 6-12 tháng 198 19 9,60 1-2 năm 135 14 10,37 Lứa tuổi > 2 năm 85 6 7,06 P<0,001 Đực 256 43 16,80 Phái tính Cái 274 31 11,31 P>0,05 Nội 381 48 12,60 Giống Ngoại 149 26 17,45 P>0,05

Qua phân tích kết quả thống kê về bệnh Carré cho thấy có sự khác biệt tỉ lệ nhiễm bệnh giữa các lứa tuổi mắc bệnh là rất rất có ý nghĩa với P<0,001. Giữa phái tính và nhóm giống không có sự khác biệt với P>0,05. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến (2001).

Biểu đồ 4.3: so sánh bệnh Carré theo lứa tuổi

0 5 10 15 20 25 30 35 T L % 31.35 9.6 10.37 7.06 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm * Chẩn Đoán

Chó có triệu chứng bỏăn, ủ rũ, sốt cao, 40-41,50C, sốt 2 pha. Có nhiều dịch tiết ở mắt, mũi khô đặc lại, gương mũi khô, chó có biểu hiện ói ra thức ăn sau đó cả bọt. Tiêu chảy ban đầu sệt có màu nâu hoặc màu sôcôla, sau đó loãng có lẫn máu và niêm mạc, mùi phân tanh như cá ươn rất đặc trưng. Da gan bàn chân và gương mũi có thể bị sừng hoá, da vùng bụng có thể nổi các mụn mủ trắng vỡ ra không để lại sẹo. Viêm khí phế quản và phổi, nghe có âm ran, thường chó chuyển qua viêm phổi nặng và có biểu hiện thần kinh co giật nhịp nhàng các cơ vùng cổ và chết. Thú có thể bình phục nhưng di chứng thần kinh tồn tại suốt đời sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm cho chó khác.

* Điều trị

-Việc điều trị cần tiến hành sớm mới mang lại hiệu quả, chủ yếu là hạn chế sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm.

-Trong trường hợp chó ói, cầm ói bằng primperan, atropin tiêm 1ml/5-10 kg tiêm bắp 3 lần/ngày, hay cho uống dạng viên, 1 viên/20kg, ngày 3 lần.

-Cầm tiêu chảy bằng imodium 2 mg 1 viên/20 kg, ngày 3 lần, đồng thời bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá thú bằng actapulgite, phosphalugel thuốc bột dạng gói, 1 gói cho 20 kg P, ngày 3 lần. enteric (metronidazol) dạng viên, 1v/5 kg dùng 2 lần/ngày.

-Tiêm kháng huyết thanh homoserum 5ml/kg tiêm dưới da, nếu chó dưới 2 kg tiêm 10ml/ con, lưu ý chỉ chạy với bệnh Carré.

-Cung cấp chất điện giải lactate ringer truyền tĩnh mạch hay dưới da, cung cấp năng lượng dùng glucose 5% truyền tĩnh mạch chậm, lưu ý đo nhiệt độ khi truyền.

-Giảm tiết dịch bằng exomuc (N–acetylcystein) 4mg/kg P, ngày 3 lần. Giảm ho, long đờm bằng bromhexine tiêm bắp 3-15 mg/con, ngày 3 lần hay dạng uống bisovon 4mg/viên, cho uống 3-15 mg/con/ ngày.

-Dùng một trong những kháng sinh sau:

Septotryl (trimethoprime+sulfamethoxypyridazine), tylosin, oxytetracyclin, genta-tylo tiêm 1ml/5kg P, baytril 5% (enrofloxacine) tiêm bắp ml/10kg P/ngày, dùng trong 7 ngày, Shotapen (penicilline+streptomycine) tiêm bắp 1ml/10kg P, ngày 2 lần, trong 4 ngày.

-Chống xuất huyết bằng vitamin K, K1, nếu nặng dùng dicynone (ethamsylate) 250 mg/2ml tiêm cho 1 lần.

-Trợ sức cho thú các vitamin nhóm B, C, aminocid…dùng thức ăn loãng, dễ tiêu không béo và ngon miệng giúp cho thú mau phục hồi sức khỏe.

*Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa:

Chúng tôi ghi nhận có 74 trường hợp nghi Carré trong đó số chó khỏi bệnh là 18 con chiếm tỉ lệ 24,32%, khi chó vừa mới nhiễm bệnh được điều trị kịp thời và được chăm sóc tốt, những trường hợp còn lại do đem đến quá trễ, chưa chủng ngừa đầy đủ hay chủ thú tựđiều trị ở nơi khác, đa số có biểu hiện viêm đường tiêu hóa, viêm phổi nặng hay chuyển sang thể thần kinh không điều trịđược.

*Phòng bệnh

-Dùng chủng ngừa lần đầu tiên lúc 7 tuần tuổi vaccin tetradog, eurican DHPPi2, eurican DHPPi2-L, trivirovax.

-Chủng lần 2 kể từ khi tiêm lần đầu từ 3-5 tuần và nhắc lại hàng năm nên dùng vaccine đa giá có thêm bệnh dại hexadog. Thận trọng chỉ chủng trên những con hoàn toàn khỏe mạnh và được tẩy giun trước đó ít nhất 10 ngày.

-Có thể dùng homoserum kháng huyết thanh đa giá chống các bệnh do virus và vi khuẩn chính ở chó dùng trong các trường hợp chó khỏe không tiêm phòng, có thể nhiễm bệnh mà trạng thái sinh lý không cho phép tiêm phòng. Tiêm dưới da hay tiêm bắp, trong trường hợp khẩn cấp tiêm tĩnh mạch thật chậm với liều 2ml/kg P tối thiều 10ml, cần tiêm nhắc lại vì thời gian bảo hộ không kéo dài, tối đa chỉ 15 ngày.

4.1.2. Bệnh do Parvovirus

Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận 11 ca mắc bệnh do Parvovirus chiếm tỉ lệ 10,78%. Tỉ lệ (%) chó nhiễm theo lứa tuổi và phái tính được trình bày qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4 Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh Parvo theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính

Chỉ tiêu khảo sát Số chó khảo sát (con) Số chó bệnh (con) Tỉ lệ (%) Mức ý nghĩa < 6 tháng 112 5 4,46 6-12 tháng 198 3 1,52 1-2 năm 135 2 1,48 Lứa tuổi > 2 năm 85 1 1,78 P>0,05 Đực 256 6 2,34 Phái tính Cái 274 5 1,82 P>0,05 Nội 381 6 1,57 Giống Ngoại 149 5 3,36 P>0,05

Qua kết quả thống kê cho thấy bệnh do Parvovirus chủ yếu xảy ra ở chó con <6 tháng tuổi. Theo Trần Thanh Phong: “Trong tuần lễ đầu của đời sống, miễn dịch từ mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng vệ chứng bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6-10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở nên dễ cảm thụ nhất”. Sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm bệnh do Parvovirus giữa lứa tuổi, nhóm giống và phái tính không có ý nghĩa, với P>0,05.

Biểu đồ 4.4: so sánh bệnh Parvo theo lứa tuổi 0 1 2 3 4 5 T L % 4.46 1.52 1.48 1.78 <6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm >2 năm *Chẩn đoán:

Bệnh lây lan rất nhanh trên chó có độ tuổi từ 6-12 tuần tuổi, chó có biểu hiện sốt nhẹ hay không sốt, ủ rũ, niêm mạc tím tái, chó ăn ít hay ngừng ăn. Chó ói mửa, tiêu chảy nhiều lần, phân loãng như nước có lẫn máu tươi và mùi tanh khắm. Chó mất nước

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 7 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)